VẤN NẠN HÀNG FAKE TOÀN CẦU.

by admin

Nói tới hàng fake – đặc biệt đến từ các thương hiệu cao cấp thì việc sử dụng những mặt hàng fake vốn dĩ không chỉ đang xảy ra ở Việt Nam mà nó đang bao trùm cả toàn thế giới. Số liệu được dựa trên thực tế thì giờ đây theo một cuộc khảo sát khách hàng trên địa phận Châu Âu – vốn là đại bản doanh của các nhãn hàng cao cấp thì 50% người tiêu dùng trong độ tuổi từ 15 đến 24 đã từng mua một đồ fake trên Internet. So với năm 2013 thì tổng giá trị hàng giả và hàng nhái sẽ đạt 3.000.000.000.000 (3 ngàn tỉ dollars) trong năm nay, gấp 3 lần trong gần 1 thập niên.

Chưa hết, điều đáng sợ ở đây đó là vốn dĩ chúng ta nghĩ rằng ở Việt Nam vấn nạn sử dụng đồ giả mới nhiều nhưng thực ra không hẳn là như thế. Theo báo cáo của BoF với thói quen tiêu dùng của Gen Z – gần như là đối tượng có nhu cầu về fashion cao nhất tại thời điểm hiện tại – 54% người trả lời khảo sát nghĩ rằng việc sử dụng hàng fake của các high fashion brands là điều có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Đây là 1 con số rất cao – trung bình rằng cứ 2 người thì 1 người nghĩ rằng việc mua Fake là chuyện hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Vậy cơ nguyên là ở đâu?

Chính các thương hiệu cao cấp là một trong những nguyên nhân lớn thúc đẩy việc mua hàng fake đối với lượng lớn khách hàng. Chúng ta đều biết rằng trong suốt hơn 2 năm vừa qua, động thái tăng giá liên tục đến từ các thương hiệu xa xỉ khiến các sản phẩm iconic, sản phẩm bán chạy với mức giá cao hơn rất nhiều so với cùng kì năm trước. Các thương hiệu giải thích cơ số lý do như là về supply chain, về nguyên liệu, về tỉ lệ lạm phát cũng như là muốn tăng tính branding và tạo độ khan hiếm và sự thèm khát của thị trường. Chính điều này đã khiến các đối tượng khách hàng thuộc tầm mid-tier (Trung lưu) gần như bị vượt qua khỏi tầm chi trả của bản thân. Vốn trước đây, họ có thể cố gắng saving để mua những items yêu thích của mình. Nhưng câu chuyện giờ đây trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Song song, câu chuyện vẫn chưa dừng tại đó khi các nhãn hàng xa xỉ cực kì thành công trong việc thúc đẩy các xu hướng thông qua các kênh báo chí, truyền thông và người nổi tiếng để tạo ra nhu cầu từ thị trường. Việc ai cũng dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin đó khiến sự thèm muốn càng cao khi mà thời trang ngày càng nhanh – vòng đời sử dụng các sản phẩm trở nên ngắn hơn. Luxury fashion hiện tại cũng không khác gì fast fashion là mấy về cách tiêu thụ và push sản phẩm ra ngoài.

Khách hàng trẻ bị Fomo (Fear of Missing out) trong việc không theo kịp được xu hướng của hiện tại, càng không thể nào bỏ quá nhiều tiền mua các sản phẩm cao cấp trong một thời gian ngắn. Quá nhiều thứ để họ thèm muốn, quá nhiều để họ lựa chọn, quá nhiều để họ phải chạy theo. Họ cảm thấy việc bỏ tiền ra mua một sản phẩm thật và phải chạy theo xu hướng nên tính bền vững của collection là không hợp lí để họ invest.Thế là họ chấp nhận mua hàng fake để không bị fomo và thoả mãn được cái tính của họ.

Thực ra bây giờ cũng quá nhiều các yếu tố để “mua – bán Fake” quá dễ dàng. Bắt nguồn từ Trung Quốc, sau vài thập kỉ công xưởng thế giới đã nắm gần như hầu hết các công nghệ, nguồn vải và cách làm các sản phẩm cao cấp. Thực thà mà nói các Replicas, Super Fake đến từ Trung Quốc gần như đạt độ hoàn hảo tuyệt đối – có khi còn đẹp hơn cả bản chính gốc. Đầu tư về chất xám, về câu chuyện là bằng 0 và tối ưu về mặt sản xuất đã khiến các sản phẩm “Nhái” tràn lan trên thị trường. Bên cạnh đó, có những tài khoản trên Facebook và đặc biệt là Tiktok “Cổ vũ” cho việc sử dụng Fake hay so sánh về việc hàng fake – hàng real khác biệt nhau như thế nào.
Đứng ở phương diện một người sử dụng ở phân khúc trung và thấp, thì bản chất họ cũng muốn “thể hiện bản thân” với mức chi phí vừa đúng với túi tiền của họ nhất.

Song song, Internet phát triển và những sự kết nối của những bên cung cấp hàng nhái, hàng fake đến từ các xưởng gia công Trung Quốc giờ đây nằm ở việc direct-to-customer chứ không cần phải qua seller nữa. Việc mua hàng fake dễ hơn bao giờ hết, và với $50 bạn đã có một chiếc túi hàng giả được vận chuyển toàn cầu tới tận giường thì việc sử dụng hàng fake nó chỉ còn nằm ở nhận thức của người tiêu dùng.

Các thương hiệu có quan tâm hay không? Thực sự là cũng vấn nạn nhưng việc tăng giá để nhắm tới tầng lớp thượng lưu và siêu thượng lưu mới là mục đích chính của họ. Trong mindset của những highend hay luxury fashion brand thì những người mua đồ fake gần như không được xem là “Main target” của họ. Bằng chứng là LVMH hay cả Kering vẫn tăng trưởng doanh thu đều đều bất chấp tổng giá trị hàng nhái cao lên từng ngày. Cho tới quý 3 2022 thì LVMH đã hơn 20% so với cùng kì năm ngoái.

Việc sử dụng hàng giả được “Bình thường” hóa ngày càng cao hơn, tiếp tục bám vào khảo sát tiêu dùng của Gen Z thì 54% nghĩ rằng việc người khác mua hàng fake là chấp nhận được về mặt đạo đức, 37% nghĩ rằng cá nhân họ sẽ mặc đồ fake hàng cao cấp và 42% thì câu trả lời là không. Cái sự “Bình thường” hóa này được cổ vũ bởi những Tiktoker có hàng triệu followers – 1 platform đang thực sự có nhiều “Vấn đề” với định hướng giới trẻ khi có nhiều người đang cố gắng giải thích rằng những sản phẩm “Fake” và sản phẩm “Real” thực ra nó đều bắt nguồn chụng từ 1 chuỗi cung ứng và không việc gì phải bỏ hơn 1000 đô để mua một sản phẩm giá trị thực tầm 100 đô – đặc biệt nếu nó có chuỗi sản xuất tại Trung Quốc. Nó làm giảm bớt cảm giác tội lỗi về sử dụng hàng fake và bình thường hóa chúng cho những người trẻ, những người có ý định mua hàng fake nhưng cần được củng cố về tâm lý. Nhưng họ đâu biết được đó là trái phép và sự coi thường về quyền sở hữu – Tôi sẽ “Lừa” vì tôi không có đủ điều kiện. Đam mê tôi là thật là những gì mà chúng ta sẽ nghe.

Chúng ta nên mua những gì hợp lý theo từng thời điểm, khiến chúng ta hạnh phúc và tự hào về điều đó. Không cần phải gồng lên hoặc chủ ý xài những thứ fake chỉ vì thứ danh vô hão.

You may also like

Leave a Comment