Kiểm điểm lại trận đánh tại Kinh thành đêm 22/5 năm Ất Dậu (1885), thất bại hoàn toàn về phía triều đình Huế. Pháp chỉ chế.t có 16 người, bị thương 80 người, còn quân Nam chế.t đến 1.200-1.500 người.
Quân Pháp khi chiếm được kho vũ khí thu được 812 súng thần công, 16.000 súng hỏa mai, khí giới, lương thực mất đến hàng triệu bạc.
Dù đã chuẩn bị khá cẩn thận trong việc tấn công đồn địch, nhưng vì thiếu thông tin liên lạc, nhất là khi phải đánh đột kích trong đêm tối, hơn nữa vũ khí yếu kém, không có sức công phá lớn và không thể bắn được tầm xa nên quân Nam đã thua trận.
Quân Pháp chiếm được một số lớn của cải mà triều đình chưa kịp chuyển đi, gồm 2.6 tấn vàng và 30 tấn bạc, trong số này chỉ có một phần rất nhỏ sau này được hoàn lại cho triều đình Huế. Còn lại, số 700.000 lạng bạc phải được 5 lính Pháp đóng hòm trong 5 ngày mới xong và chở về Pháp.
Ở lăng tẩm các vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị, vốn được trang trí đầy đủ bàn ghế nội thất và đồ dùng cá nhân của các vua, những gì có thể dễ dàng khuân đi đều đã biến mất: vương miện, giường gối, thảm sàn, chăn nệm, trang phục đại lễ, sập gụ chạm khắc, đồ trang trí, hộp đựng trầu cau, ống nhổ, thau đựng nước, hỏa lò, mùng màn bằng lụa thêu, lư hương, ấm chén trà với khay trà, ống điếu, tăm vót…
Nhiều vụ hôi của tương tự cũng đã diễn ra ở các dinh thự của các bộ và công sở. Theo báo cáo này, việc cướp phá hôi của đã diễn ra suốt hai tháng trời,
Linh mục Père Siefert, nhân chứng sự kiện này đã ghi lại:
“Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc… Cuộc cướ.p cạn ấy kéo dài trong 2 tháng còn gây tai tiếng hơn cuộc cướ.p phá Cung điện Mùa Hè của Thanh Đế ở Bắc Kinh”.
Cũng theo Père Siefert, khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia, thì quân Pháp đã cướ.p “228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ. Tại các tôn miếu thờ các vua… thì hầu hết các thứ có thể mang đi… đều bị cướ.p”
Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi: riêng tại Phủ Nội vụ ở tầng dưới cất giữ 91.424 thỏi bạc đỉnh 10 lạng, 78.960 thỏi bạc đỉnh 1 lạng; tầng trên cất giữ khoảng 500 lạng vàng, khoảng 700.000 lạng bạc; kho gần cửa Thọ Chỉ cất giữ 898 lạng vàng, 3.400 lạng bạc. Toàn bộ số vàng bạc này đã bị Pháp chiếm.
Tướng De Courcy, chỉ huy cuộc tấn công vào kinh đô Huế, ngày 24/7/1885 đã gửi cho chính phủ Pháp một bức điện với nội dung sau:
“Trị giá phỏng chừng các quý vật bằng vàng hay bằng bạc dấu kỹ trong các hầm kín là 9 triệu quan. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim sách đáng giá bạc triệu.
Xúc tiến rất khó khăn việc tập trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ cùng với kho tàng”.
Ngoài ra, trong quá trình quân Pháp truy đuổi Tôn Thất Thuyết từ tháng 7/1885, đã thu giữ ở tỉnh Quảng Trị 34 hòm bạc chứa 36.557 tiền bạc và 6 hòm bạc chứa 196 thỏi bạc, mỗi thỏi 10 lạng và 18.696 tiền bạc.
Đến tháng 5, niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886), Nhà Nguyễn dưới thời trị vì của vua Cảnh Tông, chính quyền Pháp mới đồng ý trao trả lại 1/2 số báu vật đã cướ.p.
Sách Đại Nam thực lục ghi “Toàn quyền đưa thư đến nói: Một nửa vàng, bạc giao trả nước ta, còn một nửa mang về đúc bạc đồng và sung cho tập binh 2 năm, cùng là chi phí các công tác. Vua chuẩn cho Thị lang bộ Hộ là Hồ Lệ và Hộ lý Nội vụ là Nguyễn Huề hội đồng với quan Pháp mà kiểm nhận”.
Trên thực tế thì tổng số tài sản mà triều đình Huế nhận được không tới 1/2, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vì chính quyền Nam Triều xin người Pháp ưu tiên trao trả lại các bảo vật của hoàng triều như ấn tín, sách vàng và đồ thờ tự, nên số vàng bạc kim ngân bị cắt giảm bớt. Theo số liệu từ Bảo tàng Monnaie de Paris, phần Pháp giữ lại gồm 1.335kg vàng và 14.630kg bạc.