Vào thế kỷ 19, những người canh giữ ngọn hải đăng có tần suất phát điên và tự sát cao.

by admin

Nguyên nhân không chỉ vì sự cô độc và công việc nặng nhọc, mà còn chủ yếu do nhiễm độc thủy ngân. Thấu kính Fresnel (Frensel lenses) là sự cách tân vĩ đại cho hải đăng ở thế kỷ 19. Các thấu kính do nhà vật lý người Pháp Augustin-Jean Fresnel phát triển đã làm tăng đáng kể cường độ và phạm vi của đèn hiệu hải đăng. Tuy nhiên, yếu tố có tầm quan trọng không kém cường độ của ánh sáng, chính là duy trì được tốc độ quay, khoảng hai mươi giây một lần (Còn lí do đèn hiệu phải xoay 360 độ là để có thể được nhìn thấy bởi các tàu đến từ mọi hướng). Kĩ thuật tốt nhất để giữ cho ma sát gần như bằng 0 ngày đó được tạo ra bằng cách cho đèn và thấu kính nổi trên thủy ngân lỏng. Khi bụi, chất bẩn hoặc các tạp chất khác tích tụ trong thủy ngân, một phần công việc của người giữ hải đăng là lọc thủy ngân qua một tấm vải mịn. Nhưng ngày đó người ta chưa biết thủy ngân là chất độ.c ch.ết người, và một trong những triệu chứng của ngộ độc thủy ngân có thể là bắt đầu phát điên.

Nguồn:
oldsaltblog com/2014/03/mad-as-a-lighthouse-keeper-not-the-solitude-but-the-mercury/
youtube com/watch?v=8GOoBPLeS60

You may also like

Leave a Comment