Về khái niệm của sự vĩnh viễn

by admin

Tôi đã suy tưởng rất nhiều về việc nền văn hoá của chúng ta đã biến cụm từ “vĩnh viễn” thành thứ duy nhất được chấp nhận dùng để định nghĩa cho sự thành công.
Kiểu… nếu bạn mở một quán cà phê và điều hành nó trong một khoảng thời gian và điều đó khiến bạn thấy hạnh phúc, nhưng rồi sau đó mọi thứ trở nên quá đắt đỏ và căng thẳng, thế rồi bạn muốn chuyển qua làm việc khác, vậy là bạn đóng cửa nó. khi ấy người ta gọi đó là việc kinh doanh “thất bại”. nếu bạn viết một hoặc hai quyển sách và sau đó quyết định rằng bạn không thực sự muốn đặt bút viết tiếp, thì bạn sẽ là một nhà văn “thất bại”. nếu bạn kết hôn với một người nào đó, rồi cuộc hôn nhân đó diễn ra tốt đẹp trong một khoảng thời gian, rồi sau đó không còn suôn sẻ nữa và hai người ly hôn, thì đó sẽ bị gọi là một cuộc hôn nhân “thất bại”.
“điều kiện chiến thắng” duy nhất được chấp nhận ấy là khi “bạn tiếp tục làm việc đó mãi mãi về sau”. một tình bạn kéo dài vài năm, nhưng rồi khi tình bạn ấy chấm dứt và bạn bước tiếp sang trang mới thì tình bạn ấy bị coi là kém giá trị hơn hoặc không phải là một tình bạn “thực sự”. một sở thích mà bạn tận hưởng trong một khoảng thời gian và không còn làm nữa bị coi là một “giai đoạn” – hay nói cách khác, nó bị coi như một “điều đáng tiếc” vì bạn không còn làm chuyện đó nữa. một fandom bị coi là “đang suy tàn” vì mọi người đã có rất nhiều niềm vui với nó nhưng giờ họ lại đang chuyển qua những thứ khác.
Chỉ là tôi nghĩ rằng một thứ có thể tốt đẹp và cũng có thể kết thúc, nhưng thứ ấy chung quy vẫn tốt đẹp. và cũng ổn thôi khi cảm thấy buồn bã vì nó đã kết thúc. nhưng cái suy nghĩ rằng bất kỳ thứ gì đã kết thúc đều sẽ tự động không thể bằng được với trạng thái về sự thành công vĩnh cửu mang tính giả định này… tôi không nghĩ rằng cái suy nghĩ ấy sẽ có lợi đối với chúng ta.

Giống như lời bác sĩ trị liệu của tôi đã nói… tình bạn (và hầu hết mọi thứ) đều kéo dài một mùa, một duyên cớ, hay cả một đời. tất cả đều mang trong mình giá trị ngang nhau.


Có một bài đăng khác trên tumblr kiểu như này
“Nó ĐÚNG LÀ một giai đoạn đấy mẹ ạ. Mẹ hãy chỉ cho con thấy một trạng thái vĩnh cữu của cái tôi đi. Vô thường không có nghĩa là tầm thường đâu mẹ ạ”
và tôi nghĩ về điều đó rất nhiều. Không có gì tồn tại mãi mãi, nhưng tại sao nó lại phải tồn tại mãi mãi cơ chứ?


Người ta sợ thay đổi vì không biết nó sẽ mang tới những gì. Sự thay đổi cũng có thể mang tới đau khổ và bất hạnh, ý nghĩ đó khiến con người ta cảm thấy sợ hãi. Mọi người đã và sẽ dành rất nhiều nỗ lực để duy trì hiện trạng và họ đã luôn thất bại. Đôi khi thật khó để chấp nhận việc bạn thiếu kiểm soát cuộc sống của mình. Nhưng hoặc là thế, hoặc là cứ hoài công dã tràng mà cố kiểm soát mọi thứ.


Con người ta muốn những thứ khiến họ hạnh phúc tồn tại vĩnh viễn vì điều đó khiến họ hạnh phúc. Nếu không có hiểu biết sâu sắc, một người bình thường sẽ không nhận thức được rằng thứ duy nhất bất biến là sự thay đổi, và trạng thái hiện tại của bạn (cảm xúc và tất cả mọi thứ) chắc chắn sẽ biến đổi.
Điều đó có nghĩa là những điều từng khiến bạn hạnh phúc sẽ không còn nữa. Nó đòi hỏi phải dành một chút thời gian để suy ngẫm về ý nghĩa của nhân sinh, tính nhất thời bẩm sinh của nó và sự chấp nhận tính tất yếu của sự thay đổi.
Nhưng mức độ xem xét nội tâm đó không phải ai cũng có được; giống như bất cứ điều gì khác, nó đòi hỏi phải thực hành và sự sẵn lòng làm vậy. Việc đối mặt với sự phù du của cuộc đời thường đau khổ hơn bao giờ hết.
Sở thích của bạn sẽ làm thấy bạn chán ngán. Tình bạn của bạn rồi sẽ kết thúc. Hạnh phúc của bạn tựa phù du. Nhưng bạn cũng sẽ tìm thấy những sở thích mới, những tình bạn mới và cuối cùng hạnh phúc của bạn sẽ lại đến với bạn – trong một khoảng thời gian. Thực tế vốn là vậy.


Đang trải qua việc chia tay và bài post này làm tôi bật khóc nên tôi nghĩ tại sao lại không chia sẻ nó


Tôi đồng ý với tất cả những điều này ngoại trừ đoạn hôn nhân. Kiểu, từ “vĩnh cửu” được gắn liền cụ thể với chuyện hôn nhân ấy, vì vậy việc ly hôn chắc chắn có nghĩa rằng đó là một cuộc hôn nhân thất bại.


Tôi nghĩ là tôi đã từng thấy Dan Savage nói rằng một cặp vợ chồng có thể hạnh phúc được 4 năm nhưng nhận ra rằng vĩnh viễn không dành cho họ, họ ly hôn trong hoà bình và thậm chí vẫn là bạn bè sau đó, và đó là một cuộc hôn nhân thất bại. Nhưng rồi có một cặp đôi ghét nhau, luôn cãi vã và không hạnh phúc, họ ở bên nhau 60 năm cho đến khi một trong hai người qua đời và đó được coi là một cuộc hôn nhân thành công vì họ không ly hôn.
Bạn không sai khi nói rằng hôn nhân “được cho là” là sẽ kéo dài mãi mãi, nhưng điều đó có vẻ như là một quan niệm cổ hủ.

You may also like

Leave a Comment