VÌ SAO BẠN MÃI VẪN KHÔNG THỂ NGHE, NÓI TIẾNG ANH MỘT CÁCH LƯU LOÁT?

by admin

Có phải bạn đang gặp một vấn đề lớn…

Đó là khi bạn nghe, đọc những nội dung Tiếng Anh trong SGK, giáo trình dạy tiếng Anh cơ bản thì bạn có thể hiểu được (hiểu được nhưng chậm, mất kha khá thời gian dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì mới hiểu được, chứ không hiểu ngay). Nhưng:

Khi tiếp xúc với tiếng Anh thực tế, thứ mà người bản xứ họ hay xem và dùng trong cuộc sống thường nhật như: phim, sách, tin tức, talk show, hài kịch (nói chung là những nguồn không để dạy tiếng Anh), hay thực tế hơn là đối thoại trực tiếp với người khác bằng tiếng Anh.

Thì các bạn thường:

Không hiểu, hoặc rất khó để hiểu (phải dịch trong đầu, mất nhiều thời gian để hiểu và phản hồi).

Trong khi đó những nguồn sinh ra chỉ để dạy TA, giáo trình, sách giáo khoa thì họ lại dễ hiểu (vẫn theo cách dịch để hiểu), thậm chí khá tự mãn về việc này: mình 8, 9 phẩy tiếng Anh trên lớp, mình có điểm cao TOEIC, IELTS,… nhưng như nói ở trên, khi đụng đến những nguồn tự nhiên: sách, báo, phim ảnh…. Bạn không quen đọc hiểu, nghe hiểu hoặc cảm thấy rất khó hiểu, và bạn cũng không xác định được nguyên nhân là gì?

Có nhiều lý do, nhưng mình chỉ ra lý do phổ biến nhất đó là do tư duy dịch Anh-Việt, Việt-Anh, cách học này khiến các bạn chỉ có thể hiểu được nghĩa của từ, của câu một cách khá thô sơ, không sâu sắc.

Ví dụ: những từ cơ bản như: cat là con mèo, hello là xin chào, nhưng khi gặp các từ phức tạp hơn xíu, các từ đa nghĩa, trừu tượng, các thành ngữ chẳng hạn như: rain cats and dogs, run, break, take, run, set, … thì việc dịch thẳng Anh-Việt (một từ tiếng Anh – tương ứng với một từ tiếng Việt) thì không thể nào hiểu được nghĩa của câu của từ một cách rõ ràng.

Trong các từ khá trừu tượng đó, một từ tiếng Anh đó có thể có rất nhiều nghĩa trong tiếng Việt, thậm chí có từ còn phải gộp nhiều từ tiếng Việt mới có thể diễn đạt được nghĩa của một từ tiếng Anh,…

Và trong tiếng Anh, có rất rất nhiều từ, cụm từ đa nghĩa, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà có ý nghĩa khác nhau, chứ không phải chỉ đơn thuần là đơn nghĩa như một số từ: dog – con chó, pig – con lợn,…

Hơn thế nữa, khi mang tư duy dịch, bạn sẽ khó hiểu được tiếng Anh ngay lập tức, hoặc diễn đạt được ý mình muốn nói một cách nhanh chóng. Bởi khi bạn nghe, đọc….sau đó thông qua bước dịch sang tiếng Việt….rồi mới hiểu câu tiếng Anh bằng tiếng Việt, việc này mất kha khá thời gian.

Hoặc ngược lại, bạn muốn diễn đạt ý của mình, lúc này bạn bắt đầu dịch từng từ, chia ngữ pháp rồi chia từ loại,… trong đầu, ghép lại với nhau để tạo câu….việc này bạn biết rõ nhất, mất thời gian và câu được tạo ra nhiều khi gây khó hiểu cho đối phương, hoặc thậm chí sai hoàn toàn.

Ví dụ, khi bạn với bạn của bạn đi ăn, bạn bao nó, bạn muốn bảo với nó rằng: “tôi mời” bằng tiếng Anh, bạn bắt đầu dịch: tôi là I; mời là invite; hoặc “tôi bao “thì là: tôi là I; bao là bag… I bag…..thì không đúng. Trông khi đó câu đúng phải là: let me treat/it’s my treat/ it’s on me

Và ngược lại để hiểu được câu it’s on me bạn bắt đầu dịch it_nó, on_trên, me_tôi…dẫn đến hiểu sai ý câu nói ” nó trên tôi”

Nên tóm lại, để có nền tảng học và hiểu được Tiếng Anh thực tế sau này thì phải tập làm quen dần với việc tra từ điển Anh-Anh, và khi học phải học theo cụm từ, học theo câu…

Nếu bạn là người mới bắt đầu, hoặc chưa rõ cách học theo kiểu này như thế nào có thể xem các video mà mình đã chia sẽ trên profile để hiểu rõ hơn về cách học, để làm quen được với cách này….video mình làm là phụ đề Anh-Anh-Việt (tức là giải một nghĩa từ, 1 câu bằng những từ tiếng Anh khác (ở cuối video), phụ đề tiếng Việt dành cho những bạn mới bắt đầu, hoặc chưa nắm được phần giải nghĩa bằng tiếng anh) và sau đó ghi nhớ phần giải nghĩa Anh-Anh mà thôi

Theo dõi mình để đọc thêm những bài viết, và những video giải nghĩa tiếng Anh hay nhé!

Chúc các bạn học tốt

You may also like

Leave a Comment