Từ khi đôi mươi vẫn còn vùi đầu vào công việc, tôi đã để ý đến một hiện tượng: Âm nhạc tôi thích hồi trẻ có ảnh hưởng sâu sắc đến tôi hơn so với những giai đoạn khác. Và mỗi năm qua đi, những bài nhạc mới được phát trên Tivi lại nghe giống như đoạn nhạc ồn ào vô nghĩa.
Tại sao những bài hát tôi nghe khi còn trẻ lại hay hơn bất cứ bài hát nào tôi nghe bây giờ?
Với tư cách là một nhà phê bình âm nhạc, tôi vui mừng thông báo rằng điều đó không hoàn toàn là do sở thích âm nhạc thất bại của tôi. Trong những năm gần đây, các nhà tâm lý học và thần kinh học đã xác nhận rằng những bài hát này có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của chúng ta. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng bộ não của chúng ta có gắn kết mạnh mẽ với những bài hát chúng ta nghe khi còn là nhỏ hơn là những bài chúng ta nghe sau khi lớn lên. Nói cách khác, hoài niệm nhạc xưa không chỉ là một hiện tượng văn hóa, nó còn là một mệnh lệnh từ hệ thống thần kinh! Cho dù thị hiếu của chúng ta có trở nên phức tạp đến mức nào đi chăng nữa, bộ não của chúng ta vẫn có thể bị mắc kẹt trong những bài hát mà chúng ta mê mẩn trong bộ phim truyền hình thuở nhỏ. (Người dịch: tui là tôn ngộ không, ko nghe thì thôi nghe một đoạn là đầu tự nhiên nhảy số)
Để lý giải tại sao chúng ta lại say mê một số bài hát nhất định, chúng ta cần tìm hiểu não bộ thường kết nối với âm nhạc như thế nào trước.
Khi lần đầu tiên nghe một bài hát, âm nhạc sẽ kích hoạt vỏ não thính giác, giúp ta liên kết tiết tấu, giai điệu, cùng với sự thay đổi hợp âm thành một khối hoàn chỉnh.
Khi bạn nhẩm hát theo một giai điệu, bạn sẽ kích hoạt vỏ não tiền vận động, đây là vùng lên kế hoạch và điều khiển chuyển động của bạn.
Khi bạn nhảy theo một đoạn nhạc, các tế bào thần kinh của bạn sẽ bắt kịp nhịp điệu của âm nhạc.
Khi bạn tập trung vào lời bài hát và nhạc phim, bạn sẽ kích hoạt vỏ não đỉnh, có tác dụng giúp bạn chuyển đổi và duy trì sự chú ý giữa các tác nhân kích thích âm nhạc khác nhau.
Khi bạn nghe một bài hát gắn với kí ức của mình, vỏ não trước trán, nơi lưu trữ thông tin về cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ của bạn, sẽ đột nhiên được kích hoạt.
Nhưng kí ức là vô nghĩa nếu không có cảm xúc – ngoài tình yêu và “sà cân”, không có chất nào khác có thể kích hoạt phản ứng cảm xúc ở con người như âm nhạc. Các nghiên cứu về hình ảnh não bộ cho thấy các bài hát yêu thích của chúng ta kích thích mạch khoái cảm của não bộ, giải phóng một lượng lớn dopamine, serotonin, oxytocin và các chất có ảnh hưởng thần kinh khác khiến chúng ta có tâm trạng sảng khoái. Càng yêu thích một bài hát, chúng ta càng có trải nghiệm sảng khoái về thần kinh này, khiến bộ não của chúng ta tràn ngập các chất dẫn truyền thần kinh giống như “sà cân”.
Âm nhạc thắp lên tia lửa của mọi hoạt động thần kinh trong cơ thể. Nhưng đối với những người trẻ, những tia lửa đó trở thành một màn trình diễn pháo hoa. Từ 12 đến 22 tuổi, bộ não chúng ta trải qua một giai đoạn phát triển thần kinh bùng nổ—trong thời gian này âm nhạc yêu thích dường như được liên kết vĩnh viễn với các thùy não của chúng ta. Sau khi não tạo mối liên hệ thần kinh với một bài hát, thì đồng thời cũng sẽ tạo ra một kí ức chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt – trong một mức độ nhất định những cảm xúc dữ dội này cũng một phần do sự dồi dào của hormone sinh trưởng trong thời kỳ trưởng thành. Những hormone này nói với bộ não của chúng ta rằng “mọi thứ” đều cực kỳ quan trọng – đặc biệt là những bài hát làm nền cho những giấc mơ màu hồng (và sự bối rối) ở tuổi thiếu niên.
Nhà tâm lý học Petr Janata từ đại học California đồng ý với lý luận mang tính xã hội này, ông giải thích âm nhạc yêu thích “có thể được tích hợp thành kí ức cảm xúc đặc biệt đối với năm tháng trưởng thành của chúng ta” Ông cũng bổ sung thêm một yếu tố: kí ức nổi bật, một hiện tượng trong đó kí ức về cuộc sống khi còn trẻ sống động và thú vị hơn so với các độ tuổi khác và nó sẽ lưu lại trong bộ não của chúng ta ngay cả khi chúng ta già đi.
Tại sao kí ức của chúng ta về những năm này lại sống động và được lưu giữ lâu như vậy?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Leeds đã đưa ra một lời giải thích khá hấp dẫn vào năm 2008: Những năm tháng khi kí ức hiện lên sâu đậm nhất có sự tương đồng về thời gian với “sự xuất hiện tính cách chủ đạo của bạn”. Nói cách khác, khoảng thời gian từ 12 tuổi đến 22 tuổi là khoảng thời gian hình thành nên tính cách và con người của bạn. Và, giai đoạn kí ức góp phần thúc đẩy quá trình trưởng thành đã trở thành một phần quan trọng trong toàn bộ phần còn lại của cuộc đời bạn.
Âm nhạc phát huy hai tác dụng trong quá trình này. Thứ nhất, một số bài hát trở thành một kí ức riêng biệt, chúng dần len lỏi vào kí ức chúng ta một cách mãnh liệt. Nhiều người trong chúng ta có thể nhớ lại lần đầu tiên nghe một bài hát của Beatles (hoặc Backstreet Boys), và nhiều thập kỷ sau, vẫn có thể hát nó trong những buổi Karaoke. Thứ hai, những bài hát này có tác dụng như một bản nhạc nền giúp tăng cảm xúc trong một khoảnh khắc nào đó. Như bản nhạc được chơi khi chúng ta lần đầu nói chuyện với crush, lần đầu đi chơi với crush, hay bài hát chúng ta nghe khi thất tình. Khi nhìn lại, chúng ta có thể thấy rằng kí ức đó không thực sự ấn tượng lắm. Nhưng ngay cả khi kí ức dần phai nhạt, thì dư âm khi ta nghe lại bài hát cũ vẫn tồn tại.
Tạm kết:
Những luận điểm này có lẽ cũng thú vị như những kết luận hợp lý của nó rằng—bạn có thể không bao giờ yêu những bài hát mới nhiều như cách bạn yêu các bài hát bạn nghe khi còn trẻ—và điều đó có hơi bực bội nhỉ. Nhưng dù chúng ta trưởng thành đến đâu, âm nhạc vẫn là lối thoát để bộ não chúng ta quay trở lại với nhiệt huyết ban đầu của tuổi trẻ. Những hoài niệm đi kèm với những bài hát yêu thích của chúng ta không chỉ là một đoạn hồi tưởng thoáng qua về những năm tháng thanh xuân. Nhiều năm đã trôi qua. Nhưng mỗi khi chúng ta nghe những bài hát mình yêu thích, niềm vui mà chúng mang lại lại tràn ngập khắp chúng ta.
VÌ SAO BẠN VẪN NHỚ NHỮNG BẢN NHẠC CŨ? HÃY ĐỂ BỘ NÃO TRẢ LỜI GIÚP BẠN.
167
previous post