Vì sao các thợ lặn thường sử dụng tư thế ngã ngửa ra sau để rời khỏi thuyền?

by admin

Kỹ thuật đó được gọi là “backward roll entry” (lao xuống nước bằng cách lộn ngược ra sau). Đây là cách dễ dàng nhất để rời khỏi những chiếc thuyền nhỏ mà không khiến cho cả thuyền bị mất cân bằng. Bạn chắc chắn không thể đứng trên mép của một chiếc xuồng ba lá nhỏ hoặc thuyền đáy cứng (RHIB) mà không khiến cho mọi thứ nghiêng ngả một cách đầy nguy hiểm. Thay vào đó bạn sẽ ngồi trên mép thuyền, giữ chặt kính lặn và ống thở, và cứ thế để cho trọng lực làm việc của nó. Một lý do nữa bạn lộn ngược ra sau bởi vì nếu chọn cách chúi đầu về phía trước, khéo là mặt nước sẽ đập thẳng vào mặt bạn, và hiển nhiên việc đó sẽ đau.
Thật ra còn một cách rời khỏi thuyền khác nữa có tên gọi là “giant stride” (bước tiến khổng lồ), bằng cách sử dụng những chiếc thuyền lớn hơn có phần sàn dành riêng cho việc lặn. Bạn chỉ việc bước đến mép thuyền (phẳng ngang tầm), giữ chặt mặt nạ dưỡng khí, và bước một bước thật to xuống nước.


Thêm nữa là nếu bạn lao xuống nước theo kiểu lao mặt xuống trước, bình oxy trên lưng có thể bị xê dịch và hậu quả là cái bình đập vào đầu bạn từ sau gáy.


Điều này cũng quan trọng lắm nha, luôn phải kiểm tra mọi thứ đã được ràng buộc cố định, còn không thì hãy sẵn sàng cho vết lõm trên đầu.


“MỘT BƯỚC DÀI”
Chắc chắn là sải chân bước phải dài khi rời thuyền nhà, bằng không là sọ não sẽ kết bạn với cái bình oxy trên mép thuyền đó. Chơi tới luôn, chứ không có nửa vời do dự.


Đấy là cách dễ nhất để xuống nước:

  • Giày chân vịt khiến cho việc đứng và bước đi rất khó khăn, nhất là khi ở trên những chiếc thuyền nhỏ.
  • Dù gì thì trọng lượng trên lưng dồn hết ra sau khiến bạn chỉ muốn ngửa ra cho rồi.
  • Ngửa ra sau cũng giúp bảo vệ kính lặn và ống dưỡng khí không bị tuột ra.

Thợ lặn đây:
Bình luận nhiều vote nhất chỉ mới đề cập có một nửa thôi. Việc kính lặn bị mặt nước đánh bật ra khi nhảy xuống không vui tí nào đâu nha.
Lý do chính theo tôi là làm giảm xuống tối thiểu lực tác động của mặt nước lên trên các thiết bị “hỗ trợ sự sống” như ống thở vậy đó. Thêm nữa là, nếu có vấn đề gì xảy ra trong qua trình nhảy xuống nước thì mặt tôi cũng ngửa lên trên bề mặt nước thay vì úp hẳn cái mặt xuống.


Một điều mà ít ai đề cập đến là việc lộn ngược ra sau như thế sẽ tránh được cả việc nếu vô tình có chướng ngại vật dưới nước thì nó cũng chỉ đụng trúng bình oxy chứ không đập vô mặt mình.

Giới thiệu một truyện chuyên về lặn và nước lọc: Grand Blue.

Giới thiệu một phim (có cả truyện) về cứu hộ biển của Nhật, tập trung vào đội lặn: Umizaru (tạm dịch: Khỉ biển). Phim gồm nhiều phần. Phần 4 là mới nhất, 2012.

Tái bút: Đặt việc kiểu xuống nước nào hợp với tàu thuyền xuồng nào sang một bên, thì có một phía đề cao việc dùng bước chân lớn để xuống nước, do xuống nước bằng cách này thì thợ lặn dễ định hướng được trên-dưới ngay khi vừa xuống nước (tại vốn đã trên là trên, dưới là dưới, phải là phải, trái là trái từ đầu rồi), không phải tốn thời gian để định hướng trên-dưới như với cách xuống nước ngã ngửa. Tuy nhiên, với thợ lặn chuyên thì có vẻ vấn đề này không quan trọng lắm nhỉ?

You may also like

Leave a Comment