Lý do nào khiến con người chúng ta dễ đưa ra những quyết định dài hạn (long-term decision) sai lầm
Trong phần lớn quá trình tiến hoá của chúng ta, việc đưa ra quyết định ngắn hạn đúng (short-term decisions) cũng giống với việc đưa ra quyết định dài hạn (long-term decision) đúng. Vì short-term decision liên quan trực tiếp đến sự sống còn. Còn khả năng suy tính về những thứ trong tương lai là 1 khái niệm xa xỉ hiện đại sau này mới có.
Hầu hết các thói quen lành mạnh ngày nay đều là việc tổ tiên ngày xưa chúng ta phải làm, nên chả có lý do để bộ não chúng ta ngày nay tiết ra các chất hoá học để khuyến khích thúc đẩy chúng ta làm những việc như thế. Vì sinh sống theo kiểu săn bắt hái lượm nên thời xưa chẳng ai cần phải tập thể dục làm gì. Và khi mà đường, chất béo cực hiếm còn rau lá cỏ cây ngập tràn thì cũng không ai cần phải cố ăn rau. Lối sống kiêng chất xơ mới có gần đây thôi.
Những thứ bây giờ được coi là không lành mạnh từng là thứ ngược lại ở thời xưa. Về lịch sử loài người, việc béo lên cơ bản là điều tốt cho sức khoẻ lâu dài của bạn – nó cung cấp cho bạn 1 khoản năng lượng dự trữ cho trường hợp thức ăn bị thiếu hụt. Khi các loại thực phẩm giàu calo cực hiếm và khó tìm, bộ não sẽ tự tạo ra những chất hoá học để khích lệ chúng ta tiếp tục tìm kiếm.
Tóm lại, con người đã từng thích nghi tốt với một môi trường sống khác với môi trường bây giờ.
Thói quen lành mạnh thường được nhắc đến cùng sự “trì hoãn thoả mãn” (delayed gratification): là khả năng chống lại sự cám dỗ tức thì để có được phần thưởng có giá trị hơn về sau. Ví dụ: đừng ăn thanh socola bây giờ nếu muốn healthy hơn trong vài tháng tới. Chắc ở đây cũng có nhiều bạn biết đến “thử nghiệm Marshmallow” rồi nhỉ.
Nghe thế thôi nhưng cũng khó đấy. Dùng mẹo có thể dễ hơn là chỉ dùng sức mạnh ý chí. Ví dụ như cố gắng đánh lạc hướng bản thân, đừng đụng, đừng nhìn vào socola nữa
Sau hàng nghìn năm tiến hoá, “trì hoãn sự thoã mãn” đã trở thành kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống bây giờ. Để dễ hình dung, nếu bạn thấy được 1 chùm trái cây chưa chín, bạn có thể đợi thêm để nó chín hẳn và cho nhiều calo hơn, nhưng lại đối mặt với nguy cơ bọn động vật cũng thấy và chúng nó thì không có sự kiên nhẫn như bạn.
Có một nghiên cứu cách đây vài năm đã cho thấy rằng những đứa trẻ lớn lên trong môi trường với sự căng thẳng và nguy hiểm thường xuyên thì kỹ năng “trì hoãn sự thoả mãn” sẽ kém hơn bình thường. Dễ hiểu thôi, bọn trẻ sẽ không mạo hiểm để chờ đợi nếu không thể đảm bảo phần thưởng chắc chắn sẽ còn ở đó sau vài giờ đâu.
Vì xã hội loài người phát triển nên các khuôn mẫu hành vi cũ ko còn phù hợp nữa, những thứ từng đúng trở thành sai, tốt trở thành xấu, bản năng đảm bảo cho sinh tồn lại thành hại thân
VD
1. Tổ tiên chúng ta phải săn bắt, hái lượm cho đến trồng trọt vỡ mẹt mà vẫn đói. Thức ăn ko bao giờ đủ nên nghỉ ngơi và tiết kiệm năng lượng và bản năng (vì những cá thể tăng động lãng phí năng lượng tạch hết, ko có cơ hội truyền lại mã gen). Chúng ta là hậu duệ của những kẻ “lười biếng”, bởi vì tổ tiên hoạt động quá nhiều nên thời gian còn lại phải tận dụng để nghỉ ngơi.
“Lười vận động dẫn đến bệnh tật” chỉ trở thành vấn đề với số đông sau cách mạng công nghiệp, khi sinh ra những công việc bàn giấy/lao động ngồi suốt cả ngày; của cải lẫn lương thực đủ nhiều và nạn đói bị đẩy lùi ở các quốc gia phát triển. Trước kia vấn đề này chỉ xuất hiện ở 1 bộ phận nhỏ dân số (quý tộc)
2. Nghiện đường, chất béo
Đường trong tự nhiên là rất ít, các quả dại đa số chua lè chua loét. Con người hiếm khi nếm được vị ngọt (mật ong, mía, chà là…) trong khi nó lại là thứ giàu năng lượng nên chúng ta có bản năng thích và nạp nhiều nhất có thể khi có cơ hội
Chất béo cũng vậy, giàu năng lượng, dễ tích trữ trong cơ thể, tăng khả năng chóng chọi và chưa bao giờ là đủ. Cứ nhìn các loài động vật ăn thịt là biết, chúng thường xơi các phần giàu dinh dưỡng như nội tạng & mỡ đầu tiên
Sau mấy nghìn năm lai tạo và chọn lọc các giống cây ăn quả, cây cho đường (củ cải đường, mía ngọt, ngô siêu ngọt) thì chúng ta mới có ê hề đường để dùng. Chăn nuôi phát triển, nông nghiệp phát triển mới thừa mứa dầu mỡ, bơ sữa để dùng trong tất cả sản phẩm.
Có thể ít người biết, đến tận tk 17, 18 bánh ngọt vẫn là thứ xa xỉ mà chỉ quý tộc mới được ăn. Và dĩ nhiên “ăn quá nhiều đường, quá nhiều chất béo” ko phải vấn đề của đại chúng khi đó
…
PS: Nói đâu xa, ngay VN cách đây 30 năm thì trẻ con cả năm được mấy lần ăn bánh kẹo? đường chỉ pha lúc ốm hoặc trưa nắng về mệt, đi thăm người ốm vẫn là combo cân đường hộp sữa; mỡ vẫn phải mua về tự rán và cất trong hũ, xào rán cho 1 chút vào chứ làm gì có chuyện ngày nào cũng ăn đồ chiên ngập dầu… nói chuyện kiêng 2 thứ đó người ta còn tưởng mới đập đầu vào đâu =)))).