VÌ SAO TỪ ‘TÔI’ TRONG TIẾNG ANH LẠI VIẾT HOA?

by admin

Vì chữ viết thời trung cổ.

Vào thời đó, chữ viết thường có các nét lên và xuống tương đối đậm hơn so với các nét ngang. Các nét sổ dọc đậm như vậy hay được gọi là minim.

Vấn đề là khi kết hợp một số chữ cái như i, m, n và u để tạo thành từ thì từ đó sẽ khá khó đọc. Kết quả sẽ ra như ở trong hình đầu. Cả cụm Latin này có ghi “mimi numinum niuium minimi munium nimium uini muniminum imminui uiui minimum uolunt”.

Rõ ràng là chữ i có thể bị mất dấu ở trong cái chỗ này, nhất là khi người ta viết cẩu thả hoặc viết chữ bé.

Cho nên những người viết chữ thời đó có 3 lựa chọn (đôi khi 3 lựa chọn này được dùng riêng biệt hoặc dùng chung với nhau):

1. Lấy nguyên âm phổ biến nhất và thêm một cái chấm to và dễ nhìn nhất trên đầu nó (cái chấm đó gọi là ‘jot’, từ từ ‘iota’, nhưng hãy xem trong phần comment dưới câu trả lời này về ‘tittle’ liên quan tới thứ khác nhé). Đây là lý do chúng ta có dấu chấm trên đầu chữ i.

2. Lấy nét sổ dọc của chữ i, kéo dài hơn và thêm đuôi (cho nên chữ j và y ra đời).

3. Đổi chữ i viết thường thành I viết hoa để dễ nhìn hơn.

Ở phần lớn các từ, dấu chấm ở trên hay cái đuôi ở dưới dần dà thành các tiêu chuẩn. Đối với tiếng Anh Trung cổ (Middle English), từ ‘I’ là đại từ nhân xưng sử dụng nhiều nhất, nên ‘I’ là một từ một chữ cái đứng tách riêng phổ biến nhất (ngược lại với tiếng Anh cổ – Old English – có đại từ nhân xưng số ít ngôi thứ nhất là ‘iċ’, tiền thân của I; từ ‘iċ’ hiếm khi được viết hoa).

Cho nên giải pháp thứ ba thành tiêu chuẩn để phân biệt đại từ nhân xưng này với các chữ cái bình thường khác, vì nếu không tìm được chủ ngữ của một câu thì sẽ rất khó hiểu được ý nghĩa của câu đó. Việc viết như vậy trở nên phổ biến hơn, nên việc viết hoa ‘I’ càng cần thiết hơn.

Đối với các ngôn ngữ có đại từ nhân xưng số ít ngôi thứ nhất có nhiều hơn một chữ cái (như tiếng Pháp je, tiếng Tây yo, tiếng Latin ego) thì việc viết hoa là không cần thiết, nên việc viết calligraphy cũng thoải mái hơn. Thêm nữa, các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất đó có chữ cái cuối không phải là một nét sổ dọc nên dễ nhìn hơn. Cuối cùng thì các ngôn ngữ này có hệ thống ngữ pháp đặc biệt, trong đó một câu chỉ cần động từ đứng riêng là đủ để chỉ về đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít, nên có thể bỏ chủ ngữ hoàn toàn.

Cho nên các ngôn ngữ này không viết hoa đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.

Edit:

Có người ở dưới hỏi tôi trong phần comment xem cái câu mimimimi ở trên nghĩa là gì. Họ có cho thử qua Google Dịch để xem ý nghĩa của nó là gì nhưng không được.

Thực tế câu đó không có nghĩa gì – mà chỉ là mấy ông viết thư pháp trung cổ hơi bị dohoi chút và tạo ra một câu toàn minim thôi. Nó là một câu đùa thôi. Nhưng cũng có một số nhà học giả cố gắng giải nghĩa nó theo cách khác. Một giáo trình chữ cổ (paleography) có dịch nó ra như sau:

Màn kịch câm bé nhất của các vị thần tuyết không hề mong muốn rằng nhiệm vụ lớn lao nhất trong đời mình là bảo vệ rượu của mình sẽ bị coi nhẹ.

Wikipedia cũng có một bản dịch gần tương tự.

Câu minim trên đến từ một quyển sổ cá nhân, một bộ sưu tập các lời thoại, câu nói từ thế kỷ 13 ở Pháp, MS IV 524 BI.3 recto ở Thư viện Gottfried Wilhelm Leibniz. Hình 2 là ảnh chụp của đoạn đó, ở nửa dưới bên phải trang giấy.

Theo: Khám Phá

You may also like

Leave a Comment