VÌ SAO VÒNG HÒA THANH MI TRƯỞNG, SI TRƯỞNG, ĐÔ THĂNG THỨ VÀ LA TRƯỞNG NGHE NGỌT NHƯ KẸO TRONG NÃO CHÚNG TA VẬY?

by admin
VÌ SAO VÒNG HÒA THANH MI TRƯỞNG, SI TRƯỞNG, ĐÔ THĂNG THỨ VÀ LA TRƯỞNG NGHE NGỌT

Trả lời: Yohan John, Tiến sĩ Khoa học thần kinh

Câu hỏi hay đấy!

Nó đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn hơn trong âm nhạc và mĩ thuật nói chung: liệu có giá trị nội tại nào của một tác phẩm nghệ thuật làm cho người ta yêu thích nó, hoặc tất cả đều chỉ là vấn đề của việc khơi gợi lại những ký ức hình thành bởi cá tính và văn hóa của mỗi người?

Cả hai lập luận đều có những lý lẽ của riêng nó. Tất cả những nền văn hóa âm nhạc đều có năm thang âm (ngũ cung) và những thang này gần như dùng cùng quãng âm. Nên nếu âm nhạc phát triển độc lập theo mỗi nền văn hóa, thì có thể mối liên hệ giữa những thang âm thực sự làm chúng trở nên bắt tai. Nhưng nếu âm nhạc ngũ cung chỉ xuất hiện một lần, và tất cả những nền văn hóa âm nhạc đều có cùng một “tổ tiên”, thì phải chăng sự cuốn hút âm nhạc ngũ cung đối với chúng ta là một loại ký ức về văn hóa?

Rất khó để kiểm chứng những suy luận này. Nếu như những em bé phản ứng một cách ưu ái hơn đối với ngũ cung, liệu điều đó có nghĩa rằng bằng một cách nào đó, những thang âm đã được hình thành bẩm sinh trong bộ não của chúng ta? Hoặc có thể là những trải nghiệm về âm nhạc của người mẹ đã ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ âm thanh của những đứa bé chưa ra đời? Đã có rất nhiều bằng chứng nói về việc trẻ sơ sinh có thể bị tác động bởi những thứ chúng nghe thấy trong tử cung.

Giờ thì hãy đến với vòng hòa thanh I–V–vi–IV. Hợp âm, không giống như giai điệu, chúng không phổ quát. Phức điệu, kiểu chơi nhạc gồm hai hoặc nhiều hơn các nốt chồng lên nhau, chỉ được tìm thấy gần đây trong những nền âm nhạc ở châu Âu. Từ khoảng thời gian của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và sự trao đổi văn hóa giữa các nước, phức điệu đã được truyền bá khắp thế giới và giờ thì được tìm thấy gần như ở mọi nơi.

Phải chăng những kiểu hợp âm có nguồn gốc từ châu Âu này cho thấy rằng chúng đặc biệt về phương diện văn hóa? Tôi lại nhớ về việc đọc được tác phẩm của một người Anh ở vùng thuộc địa Ấn, và ông ta muốn nhìn thấy liệu rằng người Ấn Độ có thể hiểu và trân trọng những hòa âm đến từ phương Tây hay không. Vì vậy ông ấy đã lấy những giai điệu quen thuộc với người Ấn, rồi soạn lại một vài hợp âm mà ông cho là phù hợp. Những người Ấn Độ trong cuộc thí nghiệm của ông không nhận thấy rằng những kiểu hợp âm này khó chịu hay chói tai. Nếu như kết quả này vẫn đúng, nó đã cho chúng ta thấy tính phổ quát của ít nhất là một số kiểu hợp âm.

Nhưng ngay cả những quan điểm chung chung này cũng không thực sự giải thích được tại sao vòng hòa I–V–vi–IV lại phổ biến như vậy. Tôi nghĩ rằng một giải thích về khía cạnh văn hóa sẽ hợp lý hơn khi được đề cập ở đây. Kể từ thời sơ khai của nhạc pop hiện đại (ở tầm những năm 50s), rất nhiều những bản hit lớn đã dùng trình tự hợp âm này. Cho nên khi cha mẹ cho con cái nghe những bản nhạc mình yêu thích, một liên kết mạnh mẽ về mặt cảm xúc có thể đã được hình thành. Khi mối liên kết được tạo nên, những nhà soạn nhạc sau này có thể khai thác cảm xúc ấy để tạo ra một trải nghiệm âm nhạc đem lại nhiều thỏa mãn cho người nghe.

Có thể đây không phải là một giải thích đầy đủ. Ở Stack Exchange, câu hỏi tương tự đã được đặt ra, và đã có một số giải thích bắt nguồn từ nhạc lý như thế này:

Vì sao những bản nhạc sử dụng vòng hòa thanh I–V–vi–IV lại phổ biến?

Sau đây là một vài trích dẫn từ câu trả lời:

“Điều đầu tiên tôi sẽ chỉ ra là trong một nốt nhất định, bạn có thể phối âm với bất kì giai điệu âm nguyên nào mà chỉ sử dụng ba hợp âm I, IV, V.Hợp âm của Đô (C):I = C = CEGIV = F = FACV = G = GBDBạn có thể thấy rằng 7 nốt trong gam nhạc xuất hiện trong ít nhất một trong những hợp âm này, cho phép bạn phối âm mỗi bậc nốt trong âm giai một cách hài hòa. Bởi thế nên một câu mỉa mai nhạc Rock cổ điển mới xuất hiện, “Bạn chỉ cần chơi ba hợp âm và gào thét thôi”.[…]“Tôi lại thích nghĩ rằng hợp âm thứ ba xuất hiện trong vòng hòa âm kia giống như một kiểu thay đổi về cấu trúc vậy”.[…]“Tôi cũng sẽ chỉ ra phần kết chéo (IV–I) mà vòng hòa thanh kia đã tạo ra”.

Dường như I–V–vi–IV là một trong những vòng hòa thanh dễ nhất mà chúng ta có thể sử dụng để phối âm với bất kì giai điệu âm nguyên nào – trong âm giai Đô trưởng thì nó sẽ là một giai điệu được tạo nên chỉ với các phím trắng (Hãy xem những câu trả lời khác nữa, những câu giải thích theo hơi hướm “Pythagorean” ấy).

Tôi muốn chuyển sự chú ý tới phần cuối cùng của đoạn trích dẫn: phần nói về kết chéo hay còn gọi là “Giải kết Giáo Đường”. Cấu trúc IV–I thường xuất hiện ở cuối những bài thánh ca Thiên Chúa giáo, khi mà chữ “Amen” được xướng lên. Một phần lớn những người nghe nhạc ở những quốc gia nói tiếng Anh đến từ giáo hội Kháng Cách, và có thể đã từng nghe thấy điệu Amen kể cả khi họ không còn sùng đạo nữa – ví dụ như trong những buổi lễ thành hôn, lễ rửa tội, và đám tang. Và tất nhiên là, những bộ phim có quay những sự kiện đó cũng sẽ có điệu nhạc này. Những sự kiện tín ngưỡng, lễ thành hôn, lễ rửa tội, đám tang là một trong những kiểu hội họp mang nhiều cảm xúc mãnh liệt nhất mà con người thường xuyên tham dự.

Vì vậy những nhạc sĩ có thể tận dụng kí ức từ những cảm xúc này, gợi lên những sợ hãi, kinh ngạc, suy tư, tính tâm linh, tình yêu, sự trông ngóng và hoài niệm. Phần lời thường giúp củng cố mối liên kết giữa cảm xúc và âm thanh. Và khi một thế hệ đã nghe những bài hát này, họ sẽ chuyển những cảm xúc ấy cho thế hệ tiếp theo, và kể cả những nền văn hóa chưa từng biết đến “Giải kết Giáo Đường”. Đó là sức mạnh của việc Học tập liên kết (Associative learning).

Tất cả những điều này chỉ là suy đoán thôi, nhưng cũng khá thú vị khi nghiền ngẫm về nó đấy.

(1) Bài viết này giải thích về tính phổ quát của âm giai ngũ cung:

Âm giai ngũ cung có phổ quát không? Một số suy nghĩ về thuyết ngũ cung – World of Music

[Phải trả phí đấy, nhưng hãy liên hệ tôi bằng cách nhắn tin trực tiếp nếu bạn muốn xem một bản miễn phí].

Tôi cũng đã tìm thấy một bài viết gần đây hơn về vấn đề tương tự, nhưng có thêm phân tích dữ liệu nữa:

Nguyên lý sinh học của những Âm Giai – PLOS ONE

“Ở đây chúng tôi chỉ ra rằng những quãng cấu thành của những âm giai được được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử và dọc theo những nền văn hóa là những quãng với phổ tương đồng lớn nhất với những chuỗi hòa âm.”

(2) Để ví dụ, hãy xem bài báo này:

Trẻ sơ sinh học cách nhận diện từ ngữ trong tử cung mẹ – Science Magazine

(3) Một ngoại lệ lớn của những bản nhạc phức điệu khởi nguyên có nguồn gốc từ phương Tây có thể là đồng song thanh, cách hát mà một ca sĩ có thể ngân hai nốt cùng lúc. Nó được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới, và trở nên nổi tiếng trong giới âm nhạc học và nhân loại học nhờ những ca sĩ theo lối hát họng của Tây Tạng và Tuva. Ngoài ra, âm nhạc Ấn cổ điển cũng đề cao kiểu hát giọng bè cho ca sĩ chính. Nhưng dàn bè chỉ hát một nốt đều. Việc có thêm hai dòng giai điệu bùng nổ khác nhau là một sự phát triển chầm chậm xảy ra qua nhiều thế kỉ ở châu Âu. Howard Goodall đã có một bộ phim tài liệu tuyệt vời về chủ đề này: https://youtu.be/HteU3bDKrsM

(4) Tôi không nhớ rõ là mình đã đọc được cái này ở đâu (và chắc nó cũng không phải tài liệu khoa học), nhưng khi tôi tìm được tôi sẽ để nguồn ở đây.

(5) Bài blog này cũng có quan điểm tương tự về “Giải kết Giáo Đường”, và bao quát cả chủ đề này một cách khá hay, có cả những yếu tố về các kiểu kì vọng mà tôi không nhắc tới:

Ừ nhưng mà… Tại sao lại là bốn hợp âm này?

Và tôi cũng phải để link tới video “Axis of Awesome” này nữa: https://youtu.be/zXIMSsw0EzU

You may also like

Leave a Comment