Nói tới Victoria Beckham, hẳn nhiều người nghĩ “Thành công trên đời cũng chỉ đến thế”. Victoria Caroline Adams sinh ra năm 1974 gần như đạt được hết mọi thứ mà một người thường mà chúng ta mong ước. Là cựu thành viên của nhóm nhạc UK lừng danh Spice Girls, một pop singer với hơn 100 triệu bản được bán toàn cầu – là diễn viên điện ảnh xuất hiện cả TV series và màn ảnh rộng, Là vợ của một trong những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh David Beckham – chàng trai vàng của bóng đá nước Anh từng sản sinh ra. Là thành viên của một trong những gia đình quyền lực và danh giá, được nhiều người ngưỡng mộ trên thế giới suốt bao năm. Và cuối cùng là một nhà thiết kế thời trang – dù là tay ngang nhưng bà Vic vẫn luôn nhận được sự đánh giá cao của nhiều chuyên gia phê bình.
Ở cái thời gian đầu ấy, cái thời mà nhiều người bĩu môi, nghi hoặc và đầy tò mò khi mà một người nổi tiếng nhảy vào thời trang. Nó không nhiều như bây giờ mà thời đó thời trang, mà là thời trang cao cấp thì càng khó tính hơn nữa. Victoria Beckham, thương hiệu đồng tên, xuất hiện vào London Fashion Week vào năm 2008 trong tâm thế “ngẩng cao đầu” khi ngay cả những người ganh ghét lúc đấy đang chờ chực chỉ trích vì một người không xuất phát điểm từ giới thời trang nghệ thuật cũng phải suy nghĩ lại. Với những kiểu thiết kế tối giản, đầy quyến rũ. Và từ đó đến tận bây giờ thì Victoria Beckham vẫn giữ nguyên tinh thần đó của mình – là pha trộn giữa sự nữ tính và chủ nghĩa tối giản, Nó được làm ra để phục vụ cho đối tượng khách hàng thượng lưu có gu, muốn khẳng định vị thế của mình và là một phiên bản quyến rũ hơn so với The Row của hai chị em cũng nổi tiếng là Mary-Kate Olsen và Ashley Olsen. Nghe có vẻ hoàn hảo đấy nhưng thực tế lại không như là mơ khi dù mọi khía cạnh khác đều đáng ngưỡng mộ thì trong chuyện kinh doanh thời trang của mình – bà Vic lại không “vui vẻ” là mấy.
Những con số kinh doanh của thương hiệu Victoria Beckham đang vô cùng “tối”. Năm 2018, công ty đã công bố doanh thu giảm từ 41.7 triệu bảng xuống còn 35 triệu bảng (Mức lỗ tăng 16% so với cùng kì năm 2017). 2019 thì có vẻ khá khẩm hơn với 38.3 triệu bảng ( tăng 7%) nhưng mức lỗ vẫn chễm trệ ở con số 16.6 triệu bảng Anh. 2020 thì không cần phải nói nữa khi tình hình dịch bệnh khiến thương hiệu Victoria Beckham khổ sở nay còn khổ sở hơn về tài chính. 2021, các con số mà Victoria Beckham Holdings Ltd báo cáo là khoản lỗ gần 5.9 triệu bảng. Nhưng thực tế là có sự hỗ trợ và góp sức từ các cổ đông và nhà đầu tư vào thương hiệu (Bà Vic mà, network đủ có thể làm những việc như thế). Tuy vậy, các khoản nợ và tình hình tài chính của thương hiệu ngày càng tồi tệ với con số theo nhiều nguồn không chính thống là 66.3 triệu bảng anh. Khổng lồ.
Những tin đồn ngày càng nhiều quay xung quanh việc khó khăn của bà Vic và sự mất kiên nhẫn, niềm tin từ các chủ đầu tư khi họ phải hỗ trợ tài chính liên tục cho thương hiệu để giữ vững hoạt động với con số nợ khổng lồ. Thậm chí còn có tin răng ngay cả phu quân của bà Vic là David Beckham – cũng là 1 cổ đông – bày tỏ sự hoài nghi về việc tiếp tục đầu tư vào một thương hiệu bị ảnh hưởng nặng nề bởi thua lỗ và không đáp ứng được kì vọng. Bà Vic giờ đây phải chống chọi với áp lực của việc kinh doanh thời trang với những người đã đầu tư rằng đang tạo ra những sản phẩm thời trang phù phiếm – nó được xây dựng không phải dựa trên tầm nhìn của một nữ doanh nhân, nữ thiết kế mà chỉ dựa vào cảm tính, sự yêu thời trang độc đoán của người sáng lập là Victoria Beckham. Chẳng thế mà bà Vic phải tuyên bố: “Tôi muốn thương hiệu tồn tại, tôi phải hòa vốn và có lãi”. Những thứ danh hiệu vàng như người nổi tiếng, vợ David cũng không thể phủ nhận 1 điều rất thật “Kinh doanh là kinh doanh. Thương trường là chiến trường”.
LÍ DO:
Không khó hiểu vì sao Victoria Beckham lại gặp khó khăn như vậy trong kinh doanh thời trang. Cho dù được định vị ở mức hàng thời trang cao cấp nhưng rõ ràng cái tên của thương hiệu không “Tương xứng” với giá tiền mà thương hiệu mang tới – xét ở mức brand-value. Bất chấp việc sản phẩm có chất lượng hay may mặc, thiết kế như thế nào – khó có thể để bà Vic cạnh tranh được với những cái tên cao cấp trong làng thời trang như Dior, Louis Vuitton hay Gucci. Kể cả nếu so sánh với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác như là The Row thì Victoria Beckham cũng không thể nào có một lợi thế siêu việt được. Mức giá cao hơn thứ mà thương hiệu có thể offer cho người dùng là một điểm khiến bà Vic lao đao đến như vậy.
Có thể mức giá mà bà Vic xây dựng dựa trên chi phí sản xuất + tên tuổi của bản thân và tính exclusive của nó. Nhưng rõ ràng khách hàng đại chúng hiện tại khác những khách hàng mua thời trang cao cấp ở thời điểm trước, thứ họ trải nghiệm và mua luxury fashion hoàn toàn khác biệt. Xu hướng yêu thích sang trọng, cao cấp thuần túy đã thay đổi khá nhiều và giờ đây thứ cần thiết là Ứng dụng + brand-value + giá tiền phù hợp. Và ngay cả thuần túy đi chăng nữa bỏ vài ngàn euro để sở hữu 1 chiếc váy của Victoria Beckham thì người tiêu dùng cũng có thể chọn những maison khác mang cho họ nhiều giá trị và dịch vụ cao cấp hơn.
Đây là thời đại thống trị của những người ảnh hưởng khi họ tác động rất nhiều trong việc đưa ra quyết định mua hàng của thị trường và hãy nhìn vào bà Vic xem. Thứ họ nhớ nhất giờ đây đó là “Beckham” chứ không phải là 1 fashion designer, 1 business woman hay 1 icon nào đó đang có thế lực tại văn hóa đại chúng. Bà Vic không phải là Posh Spice ngày xưa nữa. Tầm ảnh hưởng của bà Vic vẫn có thể tốt với những người xung quanh nhưng để khiến người ta bỏ tiền mua ư? Maybe yes – maybe not nhưng phần not có vẻ nhiều hơn (Không thì đã không lỗ nặng như vậy).
Dù cái tôi cao cỡ mấy nhưng sự thành công của Balenciaga, sự đổi mình của Louis Vuitton hay chấp nhận làm kẻ xấu như Celine -Phoebe Philo vs Hedi Slimane như nhiều cuộc thay máu ở nhiều thương hiệu cao cấp khác thì rõ ràng thời cuộc đã hoàn toàn khác. Tối giản, thượng lưu OK nhưng nó có phù hợp với khách hàng và xu hướng mua sắm hiện tại không? Bà Vic và CEO mới là Marie LeBlanc đã tiếp cận với mức giá phải chăng và thiết kế “Có chất xám” để thu hút người dùng mới và bắt đầu tham gia lại các tuần lễ thời trang thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng.
Thành công hay không? Hãy để thời gian trả lời.