‘VIDEO NGẮN ĐỘC HẠI NHƯ THẾ NÀO?’

by admin

Video ngắn là dạng video có nội dung súc tích và thời lượng rất ngắn với nội dung đa phần rất ‘hấp dẫn’.

Gọi một cách ẩn dụ thì đây được xem như một ‘món ăn nhanh’ cho não. Món ăn nhanh này khiến mọi người ghiền nó bởi tính súc tích và không cần nỗ lực để xem. Con người có xu hướng chọn cái dễ hơn để làm.

Mình cũng từng nằm trong nhóm nghiện video ngắn. Sau đây là 7 tác hại của nó (theo mình nhận thấy).

1. GÂY NGHIỆN

Trước đây, việc xem những video dài, nghe podcast sẽ dễ thực hiện hơn việc đọc sách. Nhưng ngày nay, việc xem video ngắn còn dễ hơn gấp trăm lần. Vì vậy nên được mọi người ưu tiên.

Mình từng là một ‘con nghiện’ những video ngắn như vậy, từ tiktok, qua shorts bên youtube, rồi shorts trên facebook,…

Mình cứ lướt một cách vô ý thức, vô cảm, làm một việc gì đó xong là cầm vào điện thoại ngay, có khi coi từ sáng tới tối không kiểm soát được. Và liều lượng đó cứ tăng dần cho đến khi một ngày của mình bị lắp đầy bởi video ngắn.

2. LẤY ĐI THỨ QUÝ GIÁ NHẤT

Video ngắn như một liều thuốc phiện, liều hôm sau phải nặng đô hơn liều hôm trước mới đã. Giá phải trả để mua những ‘liều thuốc’ này là thời gian. Và cái giá này cứ tăng và tăng, cho đến khi bạn chẳng còn thời gian nào cho việc khác ngoài việc xem video ngắn.

3. KIẾN THỨC CHƯA CHÍNH XÁC, ĐẦY ĐỦ

Đa phần chúng ta tự lừa dối bản thân rằng: xem video ngắn để giải trí sau giờ làm việc căng thẳng, hay học tập những kiến thức mới một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

Nhưng rõ ràng việc học này không có chủ đích, chúng ta chẳng biết nên học cái gì, chỉ là có gì học nấy. Nếu thực sự có mục đích thì chúng ta chỉ cần lên chỗ tìm kiếm và ghi kiến thức cần học vào là được.

Vì không có chủ đích rõ ràng nên đa phần chúng ta cứ xem rồi lướt, đến khi thấy kiến thức có ích thì lưu vào ‘xem sau’. Cứ như vậy thời gian cứ bị phí phạm mà chẳng có kiến thức nào được tiếp thu.

Chưa kể, kiến thức trên đó toàn là những kiến thức rất ngắn, đến mức không thể ngắn hơn. Họ đưa ra giải pháp, mà không giải thích vì sao, hoặc bất thình lình một nghiên cứu nào nó mà chẳng rõ nguồn gốc. Học sai nguy hiểm hơn là không học.

4. GIẢM SỰ TẬP TRUNG, KIÊN NHẪN

Việc gì làm nhiều lần sẽ thành thói quen, việc xem video ngắn cũng vậy. Vì tính nhanh gọn của nó, nên không cần nhiều sự kiên nhẫn hay nổ lực để xem, không thích xem thì lướt qua cũng không ai cấm.

Lâu dần, sự kiên nhãn sẽ mất đi.

Coi video nào cũng tua đến phần cuối mà xem, hoặc video đó có trai xinh gái đẹp thì xem, không thì thôi.

Khả năng tập trung cũng suy giảm đáng kể. Não còn đang tập trung vào video này, ta lại lướt sang một video có nội dung chẳng liên quan gì đến video trước. Não bộ phải xử lý hàng trăm lần (thậm chì hàng nghìn) như vậy trong một thời gian dài. Chưa kể, trong lúc xem, chúng ta còn làm những việc khác nữa.

Càng ngày, sự tập trung bị giảm sút và chúng ta chẳng còn tâm trí nào cho một việc nhất định nữa.

6. DỄ BỊ MẶC CẢM, TỰ TI

Mạng xã hội là nơi người ta show ra những cái gì đẹp nhất của họ.

Vì thời lượng video ngắn có hạn, nên người ta không thể cho bạn thấy nguyên quá trình tạo ra kết quả đươc, họ chỉ cho bạn xem sản phẩm thôi.

Bạn sẽ nghĩ, ồ sao nó dễ vậy mà mình không làm được, mình vô dụng quá. Cứ như vậy sự tự ti, mặc cảm của bạn tăng lên chỉ vì góc nhìn của bạn chưa rõ ràng.

7. DỄ BỊ CÁC BÊNH NHƯ GÙ LƯNG, CẬN THỊ, BÉO PHÌ,…

MÌnh nghĩ ít ai xem điện thoại mà lại giơ nó ra trước mặt và rồi đi qua đi lại đâu nhỉ. Đa phần là để xuống dưới đùi, hoặc nằm (ngồi) yên một chỗ, xem và lướt, với một tư thế như thế nào ta còn chẳng quan tâm.

Tư thế gập cổ xuống dưới lâu ngày sẽ khiến chúng ta bị mỏi cổ, lâu dần tạo ra một tư thế sai khó sửa. Cứ như thế dáng đị của bạn sẽ trở nên xấu đi, và trông rất thiếu tự tin.

Nằm ù lì một chỗ và không hoạt động trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị thừa cân, lâu ngày tích tụ lại thành một khối mỡ và dẫn tới béo phì.

Và mắt chúng ta cũng phải hoạt động rất nhiều để làm việc mà chúng ta cho là dễ dàng, tiện lợi. Có những trường hợp nghiện video ngắn đến mức họ không quan tâm gì tới xung quanh nữa, kể cả trời sáng hay tối. Và mắt của họ phải phục vụ cho nhu cầu giải trí này của họ. Lâu ngày sẽ dẫn tới cận thị, hoặc mất ngủ vì ánh sáng xanh từ điện thoại.

——-

Theo mình, video ngắn không xấu, có những trường hợp nên dùng video ngắn để thay thế. Cách chúng ta sử dụng chúng mới xấu. Mình hầu như đã bỏ ‘shorts’ được hơn 2 tháng, và mình chỉ xem chúng để ôn lại những kiến thức mình đã học ở một video dài nào đó thôi.

Ở bài viết sau, mình sẽ tâm sự quá trình bỏ shorts ‘siêu cồng kềnh’ của mình.

—–

Bài viết trên là ý kiến cá nhân, nên có thể phù hợp (hoặc không) với mọi người. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

You may also like

Leave a Comment