VÙNG NƯỚC ĐỘC Ở VIỆT NAM

by admin

(English below)

Thoạt nghe cụm từ ” Vùng Nước Độc ” ai cũng thấy rợn người vì không ai muốn lặn ở một nơi như vậy, đúng không ?

Đúng, cụm từ này đa số bạn sẽ nghe từ những người ngư dân ở Việt Nam chủ yếu. Họ hay dùng cụm từ này để nói về tai nạn lặn của người thân họ trong khi lặn mưu sinh.

Rumblefish team may mắn là được tiếp xúc rất nhiều với những anh, chú, đồng nghiệp xuất thân là ngư dân Việt Nam, những người con đất biển, sinh ra lớn lên cùng biển và mưu sinh cùng biển cả. Nhưng cũng có những tai nạn thương tâm cũng chính biển cả.

Tại sao lại có cụm từ ” Vùng Nước Độc ” ? Đó là cách nói họ ám chỉ nạn nhân khi lặn đánh bắt thủy hải sản và vô tình ngang qua vùng nước đó và trúng nước độc. Nhẹ thì liệt nửa người, nặng hơn thì tử vong.

Thật ra, chẳng có vùng nước độc nào ở đây (ý mình là ở Việt Nam) ngoài những vùng khai thác kim loại nặng lâu năm v.v Cái bệnh mà ngư dân Việt Nam đa số mắc phải được gọi là Bệnh Giảm Áp ( hay còn gọi là Decompression Sickness).

Đó là trường hợp họ lặn quá thời gian cho phép dưới một độ sâu với thiết bị lặn thô sơ không an toàn. Ngày qua ngày, bọt khí Nito tích tụ trong cơ thể dưới dạng bóng khí, chúng to dần lên và làm nghẽn các mạch máu dẫn đến tình trạng máu không lưu thông kịp lên não.

Những triệu chứng ban đầu sẽ là tê những đầu ngón tay, cánh tay, đau nhức, nặng hơn các bạn sẽ khó bài tiết, hơn nửa thì liệt nửa người và cuối cùng là đột quỵ, điều chúng ta không mong muốn chút nào.

Cách sơ cấp cứu thô sơ mà người ngư dân vẫn thường làm là đầu tiên giữ ấm cho nạn nhân, rồi lấy dao lam lễ trên người để ” máu độc và nước độc” thoát ra. Không thể nào, vì đó là bọt khí Nito nên dù có lễ hết người cũng không thể đẩy hết bong bóng khí Nito mà bạn tích tụ qua nhiều năm lặn sai quy trình.

Cách tốt nhất mà chúng ta đã được học trong khóa lặn cơ bản là nếu bạn có bình oxy y tế nguyên chất thì cho nạn nhân nằm thở và gọi cho nhân viên y tế, nạn nhân sẽ được đưa đến nằm Buồng Giảm Áp (hay còn gọi là Buồng Tái Nén) để đẩy hết các bong bóng khí Nito ra ngoài.

Chỉ có Buồng Giảm Áp mới có thể đẩy hết lượng khí mà bạn đã tích tụ qua nhiều năm, và cũng đừng quên khai báo tình trạng của nạn nhân cho nhân viên y tế chữa trị một cách tốt nhất.

Bài viết của team được lấy thông tin chủ yếu từ chính những người đồng nghiệp của mình, có người nhà từng là nạn nhân của Bệnh Giảm Áp nên ngôn từ bình dị nhất để mong muốn các bạn có người thân là ngư dân thì đề phòng những rủi ro của Bệnh Giảm Áp để cuộc sống của người ngư dân Việt Nam được tốt đẹp hơn.

Cũng vẫn là thông điệp tụi mình muốn truyền tải đến mọi người: VÌ BẠN LÀ MỘT PHẦN CỦA ĐẠI DƯƠNG ❤


The myth of poisonous water or the reality of decompression sickness.

When hearing the phrase “Poisonous Water Area,” everyone feels scared because no one wants to dive in such a place, right?

Yes, this phrase is mostly heard from the Vietnamese fishermen. They often use this phrase to refer to the diving accidents of their relatives while fishing. RumblefishVietnam and I, luckily, have had a lot of contact with Vietnamese fishermen, the people of the sea, who were born and raised on the sea and fished on the sea. But there are also heart-wrenching accidents caused by the sea itself.

Why is there the phrase “Poisonous Water Area”? It is a way to describe the victims who dive to catch seafood and accidentally cross this water area and encounter poisonous water. Lightly, half of the person is paralyzed, and if it’s serious, death occurs.

Actually, there is no poisonous water area here (in Vietnam), except for long-term heavy metal exploitation areas, etc. The disease that Vietnamese fishermen are mostly suffering from is called Decompression Sickness (also known as Decompression Sickness).

This is the case where they dive for longer than allowed at a depth with unsafe diving equipment. Day by day, Nitrogen gas accumulates in the body as bubbles and gradually increases, causing congestion of blood vessels leading to a blood flow interruption to the brain.

The initial symptoms will be numbness in the fingers, arms, pain, and difficulty breathing. Half of the people will be paralyzed and eventually suffer from seizures, which is something we don’t want at all. The primary first aid performed by the local people is to keep the victim warm and then use a knife to make an incision on their body to release the “poisonous blood and water.” However, this method is ineffective because the poison is nitrogen gas and no amount of incisions can release the accumulated nitrogen gas that has built up over the years through a flawed process.

The best way we have learned in the basic training course is to give the victim pure oxygen and have them lie down and call for medical personnel. The victim will then be taken to a decompression chamber to release all the nitrogen gas. Only a decompression chamber can release all the accumulated nitrogen gas, and it is also important to inform the medical staff of the victim’s condition for the best possible treatment.

This article was mainly sourced from our colleagues, some of whom have been victims of decompression illness. The language used is the most neutral in the hope that our fellow Vietnamese citizens can better prepare for the risks of decompression illness and lead a better life.

• Cre by: Huy Nguyen – Rumblefish Vietnam

  • Translated by Van – Saigon Divers Club

You may also like

Leave a Comment