It doesn’t even matter – Điều đó thậm chí chẳng còn quan trọng.
Hãy bỏ qua sự kiện kia vì sao mình cũng đã giải thích rồi, nhưng lượt phản hồi mình thấy rất e ngại cho nhận thức của nhiều người. Điều đáng lo sợ hơn rằng với tư duy như thế “Vì..nên..” nên chúng ta trở nên chủ quan và có thể bỏ rơi, bỏ qua đi những chi tiết nhỏ nhặt nếu kể cả biết đó là nạn nhân của các vụ việc xâm hại.
Nói có sách, mách có chứng. Một buổi triển lãm mang tên “What wear you wearing?” trình bày 18 bộ trang phục, 18 bộ outfit miêu tả những gì mà các nạn nhân mặc khi họ bị xâm hại cơ thể. Triển lãm này lần đầu tiên diễn ra tại Đại học Arkansas vào năm 2014 và đã đi khắp thế giới – thể hiện một thông điệp rõ ràng.
Điều đáng nói ở đây là khi mọi người đọc và nhìn thấy những trang phục này, chúng ta với logic căn bản nhất cũng nhận ra rằng “Quần áo không liên quan gì tới nguyên nhân của việc bị xâm hại cả”. Vì có những trang phục rất – rất – rất bình thường, bình thường tới nỗi đó có thể là những thứ chúng ta mặc hằng ngày. Điều đó thậm chí chẳng còn quan trọng nữa khi chúng ta là nạn nhân của việc xâm hại. Các bạn có thể dành ít phút để đọc chúng.
Sau khi đọc xong, điều mà mình muốn gửi gắm đó là AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NẠN NHÂN. Nhưng nguyên nhân của việc xâm hại đó đến từ họ không? Chắc chắn là không vì nó có thể xảy ra với bất kì ai, đến từ bất kì người và thậm chí là cả người thân. Môi trường, sự méo mó trong tâm lý khiến những kẻ thủ phạm chọn từng đối tượng mà chúng thích – chứ không phải là do nạn nhân làm gì sai khiến chúng làm thế cả. Mà có những trường hợp, đó là người thầy – đó là đồng nghiệp và thậm chí là người trong gia đình. Sự tin tưởng được xây dựng trong thời gian dài khiến các nạn nhân không thể ngờ trước được. Họ cảm thấy bất lực và yếu ớt và trong khi đó chúng ta lại bắt họ phải chịu trách nhiệm về việc bị xâm hại là hệ quả của những gì họ đang mặc.
Nhưng – bạn thấy đấy, ngay cả một cô sĩ quan mặc đồ quân phục cũng bị xâm hại thì chúng ta đổ lỗi kiểu gì? Hay cả trong môi trường văn phòng – môi trường công sở, nơi mà chúng ta nghĩ là văn minh nhất hay trong trường học, nơi mà kiến thức là thứ duy nhất nên phát triển cũng là địa điểm của việc xâm hại?
Và nó có thể diễn ra cho mọi người. Không chỉ riêng từ các bé gái, cô gái đến phụ nữ mà đàn ông, thanh thiếu niên (Nam) cũng là nạn nhân của việc bị xâm hại. Trong ngành giải trí và thời trang này có rất nhiều nạn nhân nam bị xâm hại, nhưng họ lại càng khó khăn để nói ra mình là nạn nhân vì rào cản giới tính và vì nhiều nguyên nhân không tiện nói ra nữa. Nhưng chốt lại, NẠN NHÂN CÓ THỂ LÀ BẤT KÌ AI – KHÔNG PHÂN CHIA GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI, CÔNG VIEC.
Tại sao điều này lại nguy hiểm khi nhận thức của nhiều người vẫn có thái độ “Victim Blaming” – “Đổ lỗi cho nạn nhân” vì họ suy nghĩ rằng do ăn mặc hở hang, thiếu kín đáo mới có “nguy cơ” trở thành nạn nhân của việc xâm hại chứ ăn mặc kín đáo thì sẽ an toàn. Đây là một điều sai lầm và cực kì sai lầm. Điều đó có thể khiến chúng ta quên mất đi rằng kể cả ăn mặc kín đáo cũng có thể có nguy cơ tiềm tàng của việc bị xâm hại. Và khi chúng ta mất cảnh giác nhất thì chúng ta sẽ bỏ rơi đi sự đề phòng đó cho bản thân, cho những người xung quanh và thậm chí là con cái chúng ta. Đinh ninh nghĩ con cái chúng ta ăn mặc kín đáo chẳng chẳng sợ bị xâm hại đâu? Sai lầm. Vì con tôi trước giờ đều ngoan – đều ý tứ không khoe thân sao có thể bị xâm hại được? Sai lầm.
Chúng ta càng nhận thức rõ về vấn đề này thì việc tranh cãi không phải là ăn mặc gì mới không là nạn nhân của việc xâm hại mà thứ nên bàn tới là “LÀM SAO ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN TRƯỚC VIỆC BỊ XÂM HẠI” hay các kĩ năng sống còn để bảo vệ không chỉ bản thân mà những người xung quanh trước việc bị xâm hại. Phòng vệ còn hơn chống, không phải mất bò mới lo làm chuồng vì nó đang diễn ra hàng ngày dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chúc mọi người thật tỉnh táo, tân tiến và có thể thay đổi mindset của những người bảo thủ vẫn đang nghĩ rằng “Do …. Nên vậy….”. Những người đó thực sự mang đầy nguy cơ của việc bị xâm hại do họ không đề phòng.