Y2K là gì? Y2K vốn dĩ không phải tên của một phong cách thời trang mà là tên của một sự kiện diễn ra vào chuyên giao giữa năm 2000. Đó là sự cố mà máy tính toàn cầu sẽ bị gặp phải khi bước san năm 2000 – vì lí do kĩ thuật công nghệ thời điểm đó chưa cao nên các máy tính và vi xử lí sẽ ghi nhớ hai con số cuối cùng của năm (Ví dụ 1991 là 91, 1992 là 92) nên tới năm 2000 – con số hiển thị sẽ là 00. Tức là khi chuyển giao sang năm 2000 thì toàn bộ hệ thống máy tính bao gồm ngân hàng, điện nguyên tử, quản lý giao thông sẽ bị lỗi và rơi vào trạng thái Reset/ Đảo lộn toàn bộ. Các nhà máy điện nguyên tử, các hệ thống sử dụng quản lý bằng phần mềm sẽ tự tắt và bị trì hoãn và viễn cảnh đời sống con người sẽ bị rơi vào trường hợp mất điện hàng loạt, các vụ cháy nổ diễn ra hay ùn tắc giao thông trên diện rộng – trong tíc tắc thì thời kì Đồ đá sẽ được tái hiện trong chỉ 1 nốt nhạc. Lúc đó sẽ chẳng có Facebook, chẳng có Tiktok hay Instagram để chúng ta xem hàng ngày nữa nhưng may thay, mình vẫn ở đây viết bài cho các bạn.
Nhưng – tác động của sự cố này đã mở đường cho một sự ảnh hưởng to lớn không chỉ kĩ thuật, công nghệ mà còn tới những thứ khác nhau tới văn hóa đại chúng – bao gồm âm nhạc, nghệ thuật, kiến trúc và tất nhiên có cả thời trang trong đó.
Mĩ thuật, Tư tưởng và thế giới quan
Y2K là một sự kiện đánh dấu và cảm hứng cho người nghĩ về một thời gian “Tận thế” cho con người – dẫn dến việc con người phải đi lánh nạn tại các hành tinh mới hay “Hậu tận thế” với kỉ nguyên của Cyperpunk (Hightech-lowlife) hoặc “kì quặc” hơn là tiến hóa thành những chủng loài khác. Nhưng chung quy lại vẫn là sự tự do trong tâm trí của con người, làm việc – cống hiến – vòng lặp guồng xoáy của công việc, của tiền. Giá trị của những thứ đó có còn là gì khi “Tận thế” diễn ra.
“Hãy sống thật với bản thân. Hãy sống bằng chính những gì mà mình đang mong đợi” – thông điệp chính đã nổ ra sau Y2K. Bắt đầu là các artist, những người lên concept lên các ý tưởng, suy nghĩ và công bố các vật liệu tổng hợp hóa học và mang vẻ sáng bóng của kim loại (Metallic), những hình dáng (Shape, silhoueete ) được mô phỏng theo những vụ nổ bom nguyên tử (Atomic Bomb), căng tròn. Các đôi giày moonboot được lấy cảm hứng từ người ngoài hành tinh, các cảm hứng về một biến chủng mới của loài người với thời trang “phá cách” – vượt ra khỏi tiêu chuẩn thường thấy của thời đại. Khoe cơ thể nhiều hơn, gợi cảm hơn và sống thật với bản thân nhiều hơn.
Có thể theo dõi được xu hướng Y2K này thông qua hình ảnh tràn ngập trên các tạp chí, truyện tranh, MVs âm nhạc và cả phim ảnh của những thập niên 2000 – 2010s. Nếu chúng ta lật lại những MVs – những thước phim thị trường vào năm 2000s thì sẽ thấy điểm đặc trưng của thời kì này. Quần áo gợi cảm, super shining (Các chi tiết sequin hay chất liệu reflect, plastic..), sự chắp nối – descontruction hay patchwork. Sự giao lưu giữa nhiều văn hóa khác nhau – giữa những cảm hứng từ công nghệ, máy tính và tương lai. Dù con người có biến chuyển đi như thế nào đi chăng nữa thì các giá trị về tư tưởng, văn hóa và nghệ thuật vẫn còn đó – có lẽ tại thời điểm “Tận thế” thì con người (Đặc biệt là những nghệ sĩ) vẫn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và tưởng tượng ra những viễn cảnh màu sắc cho Tân thế giới. Đúng vậy, mọi thứ cũ kĩ của thế kỉ trước sẽ được “reset” để nhường chỗ cho một thứ mới mẻ, sáng bóng và không định hình được.
Thời trang
Giống như các chuyển biến văn hóa khác trước đó như Punk/Rock hay Hippie thì Y2K có nhiều điểm tương đồng khi thể hiện được tinh thần tự do, khám phá thứ mới và một thế giới quan khác về thế giới mạnh mẽ hơn, phóng khoáng hơn. Như các bạn đều biết thì trước những cột mốc văn hóa như vậy thì thường thế giới hay thời trang đại chúng lúc đó đều theo những tiêu chuẩn nhất định, phải lượt là – phải đúng công thức. Thời trang là chỉ dành cho những kẻ có tiền nhiều của, những giai cấp trung lưu hoặc quý tộc. Hay những nguyên tắc cứng nhắc về sử dụng thời trang trong các giai cấp xã hội với những định kiến về cơ thể, về cách ăn mặc tồn tại khiến cho các thế hệ kế cận bị “Kìm nén” và muốn “Bùng nổ”. Họ muốn chứng minh “Đẹp là một khái niệm của riêng từng người và được cộng đồng công nhận thì phải tạo ra làn sóng”. KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN LÀ MỚI ĐẸP.
Các hippies tự hào kêu gọi mình là những kẻ “anti-fashion” thời điểm đó. Họ sử dụng những quần áo basic nhất, có thể là quần jean, áo shirt, áo công sở – họ thêm thắt các hoạ tiết và tái sử dụng các sản phẩm đó. Họ muốn chứng minh được rằng “ Thời trang cũng có những thứ đẹp, hấp dẫn và không cần phải đạt bằng tiền”.
Họ – những kẻ hippies – lại là những kẻ cực kì thân thiện với thiên nhiên – họ đã làm 1 điều mà sau đó hơn 50 năm – chúng ta đang cắm đầu làm lại là “Sustanable Fashion” – họ tạo ra 1 ý thức về hệ sinh thái bằng thời trang bằng tái chế các quần áo cũ – đắp vá chúng lẫn nhau (Patchwork) và đính kèm các phụ kiện lên họ. Bằng cách đó – một bà nội trợ, một ông doanh nhân – cũng đều rất style. Họ còn lấy các quần áo quân đội cũ – “military” và tái chế nó – thêm bông hoa và ren lên để mục đích chế giễu các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Bằng việc tái chế quần áo cũ và không có rào cản về thời trang – nên hippies thường mang lại chúng ta 1 cảm giác là “bần” “dơ” “xấu” và “nghèo nàn” – nhưng các bạn nên nhớ chính phong trào này đã lật đổ ngành công nghiệp chính quy vào giai đoạn thập niên 60s – 70s – với thông điệp mạnh mẽ là xoá bỏ ngành công nghiệp thời trang hiện tại. Đã đến lúc, con người nên mặc những gì họ thích và thoải mái còn hơn là phải theo một nhà thiết kế nào đó.
Y2K là sự pha trộn giữa những giá trị về nghệ thuật và tinh thần mới mẻ của người làm sáng tạo tại thời điểm đó. Tuy nhiên đó cũng giống như bao trào lưu văn hóa khác, thứ mới sẽ thành thứ cũ mà thứ cũ sẽ thành thứ mới cộng thêm một chút gia vị của hơi thở thời đại. Sáng tạo ra một thứ mới có thể sẽ dễ dàng bằng hình ảnh, tranh vẽ nhưng trên thời trang thì nó lại là một câu chuyện khác, muốn có thứ mới cần phải có yêu cầu về chất liệu và công nghệ tại thời điểm đó. Nên đa phần là nghiêng về D.I.Y nhiều hơn (Custom, Do.it.Yourself)
Vòng lặp của thời trang đã quay trở lại vào năm 2020. 20 năm sau, một đại dịch đã diễn ra khiến con người lại phải nhìn lại vào cuộc sống quá nhanh của mình. Người ta muốn trải nghiệm nhiều hơn, nghệ thuật hơn, chiêm nghiệm nhiều hơn và mang sự tự do đến cho bản thân nhiều hơn. Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Tiktok thì Gen Z càng nhanh chóng bị thu hút bởi những phong cách “Cũ mà Mới” đến từ thập niên trước. Những chiếc quần flare (Ống loe), những sản phẩm crop hay crop cardigan, những kiểu patchwork chắp vá lên quần hay áo… tất cả đều đã là di sản trong một phần văn hóa thời trang của loài người.
Fashion is a Circle – mà không chỉ là thời trang mà nó còn là văn hóa. Cách thể hiện trên thời trang cũng hoàn toàn khác nhau khi những người trẻ tâm huyết luôn muốn thể hiện bản thân mình nhưng cũng dựa trên đó mà xen lẫn các ý tưởng mới cũng như truyền tải các câu chuyện của thế hệ trước. Và cứ thế thì di sản của con người – đặc biệt là trong thời trang cứ tiếp tục được tiếp diễn. Dưới góc nhìn của CaubeTho – 1 artist có tiếng tại Việt Nam thì Stranger Forest: BOOLAAB là một bộ sưu tập mang các sản phẩm thời trang mang tính vòng lặp của thời trang và thể hiện thông điệp của người trẻ rõ ràng hơn.
Trí Minh Lê