43. Cổ – 鼓
Cổ là con của Sơn Thần Chung Sơn 钟山 Chúc Âm[12] 烛阴, mặt người thân rồng. Truyền thuyết kể rằng vào thời cổ chúng thần trong thiên cung thường xuyên có tranh chấp, có một lần, Cổ cùng với một vị thần gọi là Khâm 钦 giết chết một vị thần tên Bảo Giang 葆江 ở núi Côn Luân 昆仑. Sau khi Hoàng Đế 黄帝 biết đã rất tức giận, hạ lệnh xử tử Cổ ở một vách núi ở phía đông Chung Sơn.
[11] Khâm Phi hóa thành con chim ngạc (ó cá) lớn, dạng nó như chim đại bàng mà vằn đen đầu trắng, mỏ đỏ mà móng cọp, tiếng nó như chim hộc gáy buổi sớm, một khi xuất hiện thì chiến loạn to.
[12] Chúc Âm 烛阴, còn được gọi là Chúc Long 烛龙 hay Chúc Cửu Âm 烛九阴, là một trong thần Sáng Thế Trung Quốc thượng cổ (Thiên Ngô, Tất Phương, Cư Bỉ, Thụ Hợi, Chúc Âm, Nữ Oa), là vị thần trong truyền thuyết thần thoại dân tộc Hán Trung Quốc cổ đại. Cư trú trên núi Chương Vĩ 章尾 phía bắc sông Xích 赤水, bên ngoài biển tây bắc, có hình tượng mặt người thân rắn, màu đỏ thẫm, thân cao ngàn dặm, mở mắt ra là ban ngày, nhắm mắt lại thì là ban đêm, hít vào là mùa đông, thở ra là mùa hè, có thể hô mưa gọi gió, không ăn uống, không ngủ cũng không nghỉ ngơi. Được ghi chép ở 《Hải Ngoại Bắc Kinh》 và 《Đại Hoang Bắc Kinh》 trong 《Sơn Hải Kinh》.
44. Văn Diêu Ngư – 文鳐鱼
Văn Diêu Ngư là một loài kỳ ngư cá chim cùng chung một thể, thuộc về giống cá bay. Văn Diêu Ngư có ngoại hình rất giống cá chép, thân cá cánh chim, đầu trắng, mỏ đỏ, lông có đốm màu xám bạc, tiếng kêu giống chim loan, ban đêm thường bay lượn ở giữa Đông Hải và Tây Hải. Văn Diêu Ngư cũng là dấu hiệu năm được mùa.
45. Anh Chiêu – 英招
Anh Chiêu là Sơn Thần của núi Hòe Giang 槐江, ngoại hình tập hợp của bốn loài động vật người, ngựa, hổ, chim thành một thể. Anh Chiêu có khuôn mặt người, thân ngựa, hai cánh chim và vằn hổ, là vị thần trông coi Bình Phố[13]平圃 đồng cỏ tự nhiên thuộc quyền cai quản của hoàng đế. Anh Chiêu thường hay đi tuần tra tứ hải. 《Đồ Tán》 viết: “Núi Hòe Giang, Anh Chiêu là chủ.”
[13] Vườn trồng trọt bằng phẳng.
46. Thiên Thần – 天神
Thiên Thần 天神 là một con quái thú hai đầu, ngoại hình giống con trâu, có hai đầu và tám chân, đuôi ngựa, âm thanh giống như cánh chim đang chấn động. Nơi nó xuất hiện nhất định sẽ xuất hiện chiến loạn. Truyền thuyết kể rằng Thiên Thần là tiểu thần trông coi Huyền Phố[14]悬圃 ở phía dưới sông Dâm Thủy淫水. Thiên Thần có hai lời đồn đại là đi thẳng và bò.
[14] Vườn trồng trọt treo lơ lững ở trên trời.
47. Lục Ngô – 陆吾
Lục Ngô là Sơn Thần thủ vệ đế đô Hoàng Đế trên gò núi Côn Luân. Lục Ngô là một vị quái thần người hổ cùng chung một thể, nó mặt người thân hổ móng hổ, mọc chín cái đuôi. Ngoài đế đô Hoàng Đế, nó còn kiêm quản biên giới của chín khu vực trên trời và mùa vụ vườn hoa của Thiên Đế. Hình thái của Lục Ngô có hai loại cách nói: một cái nói là mặt người thân hổ chín đuôi; một cái khác lại nói là chín đầu mặt người thân hổ.
48. Thổ Lâu – 土蝼
Thổ Lâu là một loài quái thú ăn thịt người có bốn sừng dê, 《Đồ Thuyết》 của Hồ Văn Hoán ghi chép: “Gò núi Côn Luân, có loài thú, tên là Thổ Lâu, dạng như con dê, bốn sừng, sắc bén khó cản, chạm vật thì chết, ăn thịt người.” 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi: “Thổ Lâu ăn người, bốn sừng tựa như con dê.”
49. Hoạt Ngư – 䱻鱼
Hoạt Ngư là một loài quái ngư bốn chân dạng rắn, nó lấy các loại cá trong sông biển làm thức ăn, hình dạng giống con cá, trên sống lưng mọc ra một đôi cánh chim to lớn. Cả người phát sáng, tiếng kêu giống chim uyên ương. Hoạt Ngư là con vật tượng trưng cho hạn hán, chỉ cần nhìn thấy Hoạt Ngư, thì thiên hạ sẽ đại hạn.
(còn tiếp)
Tác giả: Mao Đậu (Biên tập), Thôn Thôn (Minh họa),Mặc Ngư (Minh họa)