Trong thời gian gần đây chún ta đọc rất nhiều thông tin về thứ gọi là Arificial Intelligence (A.I) hay còn được nhắc tới cái tên là Trí thông minh nhân tạo cũng như những bài viết liên quan đến hệ lụy của con người sẽ ra sao nếu A.I nhảy vào và thay thế.
Đối với bản thân mình, sự e sợ chỉ đến từ suy nghĩ của những người thất bại. Trí thông minh nhân tạo vốn dĩ không phải là 1 concept mới với chúng ta. Ngay từ hồi bé đọc những đầu truyện Doraemon mình đã biết có một thứ gọi không phải là con người nhưng sở hữu trí thông minh siêu việt, rồi những bộ phim từ hoạt hình kiểu Wall-E đến Blade Runner 2049. Để chứng minh rằng một điều rằng A.I không phải là một điều gì mới mẻ, tất cả chỉ đợi vào sự phát triển của loài người để phát minh ra những thứ có thể hiện thực được những gì mà trong quá khứ nó chỉ nằm trên tờ giấy hay những gạch đầu dòng bâng quơ.
Tất nhiên A.I (Trí thông minh nhân tạo) hiện tại không phải là những hình tượng người hay thế lực đen tối nào mà chúng ta hay đọc và xem trên phim, chúng là những thuật toán đã được tính toán để giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn. Kỉ nguyên 4.0 đã khiến nhiều thứ trở nên số hoá và một trong số đó bao gồm thương mại điện tử – các công ty bán lẻ sẵn sàng đang có được những lợi ích vô cùng to lớn trong sự phát triển của A.I. Những thuật toán này tối ưu khả năng mua sắm và tìm kiếm của khách hàng, tinh gọn bộ máy doanh nghiệp và thay đổi quy trình kinh doanh bán lẻ theo một thể thức mới – trong đó có việc định hình lao động.
Khi mà chúng ta đang cười hô hố, ha há trước những kiểu A.I bot chat như ChatGPT, OpenAI thì những thuật toán này đang không ngừng ghi chép lại hành vi và hoàn thiện dự đoán hành vi của người dùng với tốc độ của ánh sáng. A.I phát triển và có đe doạ tới công việc của người thật không?
CÓ VÀ KHÔNG.
Ở phương diện là một fashion blogger, mình sẽ chỉ xin đề cập tới mặt thời trang mà thôi. Fashion không chỉ là quần áo, đó là cả một hệ thống và quá trình. Trong đó có phần vận hành kinh doanh bao gồm hàng hoá, trữ hàng, ra đơn etc, từ đó nảy sinh ra việc phân tích, định dạng, tổng hợp số liệu để biết được các mã ngành hàng nào đang là sản phẩm phễu, sản phẩm chiến lược. Thực tế có một đội ngũ và ekip đảm nhiệm việc đấy nhưng khi mà A.I làm tốt phần đó thì rõ ràng sẽ giảm thiểu các nhân lực không cần thiết. Một lượng nhân công không có tính cạnh tranh cao sẽ bị đào thải.
Cũng chính chủ đề đó mà chúng ta có sự tranh cãi: “A.I sẽ chiếm ngôi những nghề sáng tạo như fashion designer, graphic designer… một sớm một chiều mà thôi”.
Mình không phải là dân nghệ thuật nên sẽ chỉ xin phép ở mảng thời trang. Dựa vào những thiết kế A.I mà rất nhiều kênh truyền thông đưa lên hiện tại, dựa vào những gì mà A.I có thể làm ở thời điểm hiện tại – mình vẫn tự tin tuyên bố rằng A.I vẫn thua kém sức sáng tạo của con người rất rất nhiều bậc. Toàn bộ các thiết kế có vẻ bắt mắt, có vẻ nhìn xịn và ngầu đó chỉ là một tổ hợp của những thiết kế nổi tiếng hoặc trộn các xu hướng lại với nhau. Vốn dĩ ngành công nghiệp thời trang thế giới đang ở trong giai đoạn điểm chững và nhấn mạnh về giá trị “di sản” nên không có nhiều đột phá – điều đó khiến người xem và giới mộ điệu cảm thấy bị nhàm chán nên họ dễ dàng bị thu hút bởi các design của A.I. Tuy nhiên, đó là khả năng của A.I khi gom/tổng hợp và trộn lẫn lại những thiết kế dựa trên tìm kiếm của người dùng trên Internet để tạo ra các thiết kế mang xu hướng – nhưng không có nghĩa là chúng đang sáng tạo ra một thứ mới hoàn toàn. Con người vẫn luôn làm chủ ở phần này.
Sự sáng tạo được xây dựng dựa trên sự đổ bể, sự sai lầm và hàng ngàn phép thử khác nhau. A.I luôn hướng tới sự hoàn hảo và sửa lỗi sai dựa trên sự chỉnh sửa của con người – bản chất kho tàng của A.I truy xuất cũng là nền văn minh, di sản của loài người (Ít nhất là mảng thời trang) nên nếu tới kỉ nguyên của A.I thì thời điểm đó cũng là “Kỉ nguyên vàng của sự sáng tạo nguyên bản của con người”.
Tại vì sao? Nếu A.I trở thành trung tâm của các doanh nghiệp , của các thương hiệu thì lợi thế cạnh tranh sẽ xác định như thế nào. Nếu các doanh nghiệp và brands dựa vào AI để rút ngắn và tối ưu hoá quy trình để hơn đối thủ thì chắc chắn sẽ có đối thủ khác sở hữu một con A.I tốt hơn để làm điều đó. Nếu một thương hiệu thời trang sử dụng A.I để hiểu được xu hướng thị trường và đi trước đón đầu thì đâu ai dám chắc sau này thương hiệu khác cũng có thể làm điều tương tự? A.I vốn dĩ là nhân tạo, nhân tạo có thể truy xuất và thấu hiểu bởi các chuyên gia nào đó – Vốn chỉ có 1 thứ luôn luôn khó hiểu, đó là con người. Và sự khó hiểu đó – mang tới những sáng tạo mà chẳng ai có thể ngờ tới.
Sáng tạo vẫn luôn là Điều tối quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp, các thương hiệu thời trang. AI – trí thông minh nhân tạo mang tính hội tụ và giải quyết vấn đề một cách tối ưu còn Con người thì có khả năng tạo ra được sự độc đáo và tính nguyên bản. Khả năng tư duy khác biệt của con người vẫn luôn là một loại tài sản vô giá mà không có thứ nào có thể thay thế được – chúng ta không thể nhầm lẫn giữa sự sáng tạo và sự bắt chước pha trộn. A.I coi mọi thứ đều là dữ liệu và tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách truy xuất các dữ liệu khác – nhưng nghĩ ra khỏi cái hộp đó, chắc chắn thời điểm này AI không làm được. Nếu như A.I có ở rất xa xưa thì chắc chắn Galileo Galilei không thể nào phát hiện ra Trái đất là hình cầu chứ không phải hình phẳng nữa, chắc chúng ta vẫn đang nghĩ chúng ta là trung tâm của vũ trụ và mặt trời, mặt trăng đều quay quanh xung quanh chúng ta.
Sự sáng tạo đích thực vẫn luôn là một điều bí ẩn. Vẫn luôn là một ẩn số mà chúng ta vẫn ngày đêm thắc mắc tại sao người Ai Cập có thể tạo ra Tháp Ginza chỉ với sức người bình thường, tại sao những nhà khoa học có thể làm ra những thứ không tưởng tại thời điểm đó, tại sao Leonardo Da Vinci có thể tạo ra được những tác phẩm với tỉ lệ phi thường? Và chắc chắn một sự sáng tạo nữa là tại sao học sinh có thể phân tích được 7-8 trang giấy A4 với chỉ một câu “Tôi muốn tắt nắng đi?”. Sự sáng tạo của con người là kết hợp giữa di sản, môi trường, các mối quan hệ, trải nghiệm và cảm xúc – những thứ mà chắc chắn A.I không thể có được.