Đại bàng là loài chim có thể sống tới 70 tuổi, nhưng để sống được đến tuổi đó, ở tuổi 40 chúng phải có một quyết định quan trọng – Thay đổi hoặc là ch.ế.t!
Đại bàng là loài chim săn mồi cỡ lớn, được mệnh danh là chúa tể các loài chim, và là loài có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Sức mạnh của chúng khiến các loài động vật khác cũng phải e dè.
Tuy nhiên vào năm 40 tuổi, những móng vuốt dài và linh hoạt của chúng không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn.
Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: Chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.
Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời.
Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình.
Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.
Bài học từ cuộc “tái sinh” đầy đau đớn của đại bàng
Cuộc tái sinh của đại bàng giống như câu chuyện về một loài chim huyền thoại. Nhưng điều chúng ta bàn tới không phải vòng đời của một loài chim. Quá trình “tái sinh” đầy đau đớn của đại bàng cũng giống như những sóng gió xảy ra trong kinh doanh. Mỗi chúng ta muốn phát triển, bước lên bậc thang cao hơn trong sự nghiệp mới thì phải thay đổi, dám dấn thân và mạo hiểm.
Tại sao cần thay đổi? Kinh doanh luôn biến đổi và có những điều bất ngờ nằm ngoài sự kiểm soát chủ quan. Để tồn tại và phát triển hơn, chúng ta phải bắt đầu quá trình thay đổi, thích ứng với hoàn cảnh. Đôi khi, chúng ta phải loại bỏ những suy nghĩ, tư duy và lối mòn cũ trong kinh doanh, để tạo ra những bước ngoặc lớn trong sự nghiệp.
Trong kinh doanh chúng ta không thể tránh khỏi những lúc thất bại. Vì vậy, để tồn tại và phát triển được chúng ta phải đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi và xử lý chúng. Muốn đạt được mục tiêu lớn, chúng ta phải chấp nhận những thất bại, vượt qua chúng để tích lũy những bài học. Khi bạn vượt qua được khó khăn, thử thách, bạn sẽ được tái sinh và tiếp thêm năng lượng cho một hành trình mới cao hơn, xa hơn.
Khó khăn trong kinh doanh cũng là những thử thách, đôi khi chúng còn mang tính chất sống còn. Trong chúng ta, bao nhiêu người dám thử “đập gãy mỏ”, “tự nhổ từng chiếc lông” để làm một cuộc tái sinh như đại bàng.
Không trải qua gió mưa làm sao thấy được cầu vồng. Chúc bạn thành công!
(Nguồn: Tinh hoa)