Chẳng có gì tốt hay xấu, chỉ là do suy nghĩ mà thôi!

by admin
Có một câu chuyện thế này: 'Cô ấy bảo bạn đoán, bạn thật sự suy nghĩ thật kỹ nh…

Tôi từng đọc được một câu chuyện như thế này: Một anh sinh viên tham dự một cuộc thi sáng tạo chuyên ngành do liên hiệp các trường đại học trong cả nước tổ chức và đạt được giải thưởng xuất sắc nhất. Phần thưởng là một món tiền rất lớn mà cuộc đời sinh viên trước nay anh chưa từng nghĩ đến. Sau khi rời hội trường và trốn nhanh khỏi ánh đèn camera của báo giới, anh vào bãi lấy xe ra về. Bất ngờ một phụ nữ tiến đến gần anh, nghẹn ngào nói với anh thanh niên về đứa con nhỏ đang mắc bệnh hiểm nghèo và hoàn cảnh nghèo khổ của gia đình bà ta. Anh thanh niên không ngần ngại mà đưa toàn bộ số tiền thưởng nhận được cho bà, với mong muốn con bà sẽ sớm được chữa trị và khỏi bệnh.

Vài ngày sau, có người nói cho anh biết rằng bà ta chính là kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Anh bèn thở phào nhẹ nhõm, vì biết chẳng có đứa trẻ nào đang mắc bệnh hiểm nghẻo cả!

Phải chăng, đúng như câu nói của một nhân vật trong vở kịch của Shakespeare: “Chẳng có gì tốt hay xấu, chỉ là do suy nghĩ mà thôi”.

Nghiên cứu tâm lý học trong vài thập kỷ qua đã thừa nhận rằng cách ta suy nghĩ về thế giới xung quanh ảnh hưởng đến cách ta cảm nhận và hành động. Nói đơn giản hơn, suy nghĩ quyết định tâm trạng và hành động của chúng ta.

Có một cách rất hữu hiệu để kiểm tra xem bạn là người suy nghĩ và hành động tích cực hay tiêu cực mà mình đọc được trong cuốn sách “100 cách sống hạnh phúc” của tác giả Dr. Timothy J.Sharp.

Cách tiến hành như sau: Trong tuần tới, hãy ghi lại suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bạn trong các tình huống khác nhau. Lấy một tờ giấy trắng, xoay ngang rồi chia làm 4 cột. Phía trên mỗi cột ghi các tiêu đề sau: Tình huống, Suy nghĩ, Cảm xúc và Hành động. Khi một tình huống thú vị xảy ra, hãy ghi lại các chi tiết sau dưới mỗi cột:

  • Tình huống: Bạn đang ở đâu, ở cùng ai và làm gì
  • Suy nghĩ: Những gì đang diễn ra trong đầu bạn
  • Cảm xúc: Mô tả tâm trạng (và bạn có thể ghi lại nhiều hơn một cảm xúc ở đây)
  • Hành động: Bạn đã làm gì, cư xử và phản ứng ra sao

Sau khi quan sát các phản ứng của bạn trong ít nhất một tuần, hãy dành ra một giờ xem lại các ghi chép và suy nghĩ về những điều mà bạn rút ra từ bài tập này. Có thể hỏi những người bạn xung quanh xem họ đã và sẽ phản ứng với tình huống đó như thế nào.

Bằng cách này, hy vọng rằng bạn sẽ nhận ra bản chất và loại suy nghĩ tác động đáng kể đến mức độ căng thẳng của một tình huống nào đó và rằng có nhiều cách khác nhau để nhìn nhận mọi việc.

Có một câu chuyện thế này: 'Cô ấy bảo bạn đoán, bạn thật sự suy nghĩ thật kỹ nh…

You may also like

Leave a Comment