Bí quyết giúp các cặp đôi yêu mãi bền
Nonviolent communication (NVC) hay giao tiếp phi bạo lực là một hình thức trao đổi bằng ngôn từ mà trong đó, bạn sẽ chia sẻ sự đồng cảm của mình với người khác.
Quan sát (observation)
Bạn chỉ đơn thuần nhìn và lắng nghe, không đưa ra bất kỳ lời phán xét, diễn giải hay so sánh nào.
Theo các chuyên gia, đây là bước quan trọng nhất. Nguyên nhân là do không ít người có xu hướng “mắc kẹt” trong mớ cảm xúc đã được định sẵn về những gì họ nghe hay nhìn thấy. Những người này thường đưa ra những kết luận vội vàng. Ví dụ như khi bạn trai ngắt lời bạn, quan sát nghĩa là: “Nãy giờ anh đã ngắt lời em 3 lần rồi đó” chứ không phải “Anh ngắt lời em vì anh không tôn trọng em”. Ở câu thứ 2, ta đã đặt cảm xúc và giả định của chính ta vào suy nghĩ.
Do đó, lời khuyên của bác sĩ sẽ là bạn nên lắng nghe và xử lý thông tin kỹ hơn. Làm như vậy, cuộc đối thoại của bạn sẽ không bị gián đoạn. Đồng thời, mối quan hệ giữa bạn và người đối diện có thể trở nên tốt đẹp hơn.
Cảm nhận (feeling)
Những cảm xúc của bạn không nên liên quan đến suy nghĩ, vì điều này có xu hướng mang tính phán xét, so sánh, đổ lỗi… Ngược lại, cảm xúc hiện tại cần dựa trên những gì bạn vừa quan sát.
Ở bước này, bạn nên tự đối diện với cảm nhận của chính bản thân (tự thấu cảm) và diễn đạt chúng cho người khác hiểu với chủ ý xây dựng cũng như nuôi dưỡng mối quan hệ đang có.
Các chuyên gia cho rằng, “dễ bị tổn thương” là một mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng trong biện pháp này. Lối giao tiếp theo cách dễ bị tổn thương có thể dễ dàng tạo nên phản ứng đồng cảm ở người đối diện. Khi đó, người đối diện có thể đánh giá cao những cảm nhận bạn vừa bày tỏ hơn.
Nhu cầu (need)
Những gì bạn cần (nhu cầu) thường gắn liền với cảm xúc của bạn. Khi bày tỏ nhu cầu của mình với người khác, bạn nên diễn đạt một cách chân thật và đơn giản.
Ví dụ, nhà bếp rất bừa bộn và bạn không thích điều này. Khi đó, bạn có thể nói rằng nhà bếp sạch sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn, thay vì bảo: “Nhà bếp không phải nơi có thể bày bừa như vậy. Hãy dọn dẹp ngay!”.
Mặt khác, đối với nhu cầu của người khác, bạn cũng nên cố gắng lắng nghe và thử đặt mình vào trường hợp của họ. Điều này giúp bạn có thể hiểu hơn về những gì người đó đang cần.
Yêu cầu (request)
Để đạt được điều bản thân mong muốn, bạn nên đưa ra yêu cầu hoặc lời đề nghị cụ thể. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng cách dùng từ cũng như âm điệu khi nói có thể thay đổi cách phản ứng của một người.
Do đó, trong lời diễn đạt của bạn tốt nhất không nên “chứa đựng” những yếu tố dưới đây:
• Tính trói buộc
• Đòi hỏi
• Đe dọa
Nhưng cũng khá đáng tiếc khi mà chưa có nhiều tài liệu được dịch ra tiếng Việt và chưa có nhiều người diễn nói về kĩ thuật tâm lý này. Bạn nào biết thì chia sẻ cho mọi người nhé!!!