GOTHIC – WHO STARTED THAT?

by admin

Uci Để mà nói về goth hay rộng hơn là gothic thì nó là một văn hóa chắc chắn và mãi mãi tồn tại. Mình cũng đã có bài viết nói về đa chủ đề liên quan tới gothic rồi, đây là một nền văn hóa vô cùng phức tạp và phân chia nhiều nhánh khác nhau, các cộng đồng hoàn toàn khác nhau. Vì là văn hóa nên nó được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau và thời trang chỉ là một phần nhỏ trong số đó – giới trẻ toàn thế giới (Trong đó có Việt Nam) cũng không phải là ngoại lệ. Cộng đồng Việt Nam có sẵn rất nhiều người tìm hiểu rất sâu về goth/gothic từ câu chuyện đến cách ăn mặc sao cho đúng nhưng rõ ràng xu hướng vẫn là một cái gì đấy đáng để nói. Chúng ta đang say mê, đang cuồng một bộ phim mang tên “Wednesday” và tất nhiên và mình nhấn mạnh rất bình thường: chúng ta (và cả thế giới) đều bị ảnh hưởng về trang phục nên mọi người đang lấy cảm hứng từ bộ phim và nhân vật ở đây.

Nguồn gốc của Gothic cũng rất phức tạp và nó đã trải dài hàng trăm năm, nó còn liên quan tới những biến chuyển của văn hóa và có cả tôn giáo trong đó nữa. Nhưng chắc chắn một điều rằng về cội nguồn của gothic fashion không thể không nhắc tới một trong những kỉ nguyên là niềm cảm hứng của rất nhiều thương hiệu thời trang, đặc biệt là haute couture : “The Victorians”. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về fashion thì mình nghĩ các bạn nên đọc sâu về kỉ nguyên này vì nó rất đặc sắc và luôn là trung tâm của nhiều phong trào, xu hướng thời trang khác nhau. Victoria là thời kì trị vì của Queen Victoria, trong thời đại này có rất nhiều biến chuyển về kinh tế, về chính trị, tôn giáo và cả công nghệ tại nước Anh. Sự chuyển hướng sang kiểu lãng mạn, thần bí đi kèm các giá trị xã hội và nghệ thuật cũng như tiến bộ vượt bậc về công nghệ – là chìa khóa cho sự thành công và bành trướng của nước Anh sau này. Tuy nhiên, dịch bệnh – chiến tranh và cơ sở y tế chưa tốt khiến tỷ lệ tử vong của thời kì này khá cao và cái ch.ết luôn hiện diện trong Victoria’s era. Bóng tối, tử vong luôn là “Điều cấm kỵ” trong xã hội thì người Anh thời Vic luôn cởi mở điều này và họ sẵn sàng đối đầu với chúng. Việc chủ nghĩa lãng mạn và thần bí phát triển đã khiến “bóng tối” này trở nên nghệ thuật hơn và nó bám rễ lên các tác phẩm văn học, thơ ca và cả thời trang. Màu đen được sử dụng trong các tang lễ để bày tỏ sự u buồn và thương tiếc, một nỗi buồn sâu sắc về sự mất mát. Nhưng khi nó quá nhiều thì màu đen và xám xuất hiện cùng với các “luật ngầm” xuất hiện thì có thể được coi là cội nguồn của Gothic từ thời điểm này trở đi.

Sinh và Tử luôn là điều mà con người đau đáu và sợ hãi. Nỗi sợ chỉ tồn tại khi chúng ta sợ chúng, còn nếu chúng ta không sợ chúng thì nó trở thành một phần rất nhẹ nhàng trong cuộc sống và áp dụng vào toàn bộ những gì mà liên quan tới lifestyle. Rất nhiều người đi theo phong cách và trở thành biểu tượng của cả thế giới nhưng về bản chất là sử dụng goth/gothic là công cụ để đưa ra những giá trị của bản thân chứ không đơn thuần là giải thích cho người xem/người nghe về các quy ước hay câu chuyện sâu hơn về văn hóa này. Có những biểu tượng về gothic fashion tồn tại trước những “Content Creator”, “Fashion icon” hiện tại mà chúng ta nên biết về những đóng góp của họ liên quan tới gothic fashion cũng như spread out ra được
subculture này.

Đó là Theodosia Burr Goodman

Hay được gọi là Theda Bara – một ngôi sao của thể loại kịch câm trên đất Mỹ, là quả “bomb s.ex” đầu tiên mà Hollywood sở hữu (Trước cả Marilyn Monroe), là người tiên phong trong việc sử dụng và đưa gothic fashion tới với người xem truyền hình Mỹ lúc bấy giờ và được mệnh danh là “America’s first goth”. Những năm 1920s thì Theda Bara đã vượt ra khỏi những trang phục truyền thống của 1 ngôi sao truyền hình để xuất hiện với một khuôn mặt gây ấn tượng mạnh cùng lớp makeup chú trọng phần mắt đậm màu đen, những trang phục được nhận xét là “quái gở” (Và đa phần là màu đen) tạo cảm giác bí ẩn, ma quái và tất nhiên, một feeling rất gothic. Nếu bây giờ các bạn hay có Vampking trên tiktok thì Theda Bara là hình mẫu của một trong những kiểu vampire của Hollywood và tạo ra được khuôn mẫu về cách sử dụng hình ảnh của ma cà rồng còn lưu truyền tới tận ngày nay. Nhiều người còn thêu dệt những câu chuyện ly kì về nhân vật này khi bà là người được sinh ra từ bóng tối của Ai Cập và đã trở thành diễn viên để thu hút tất cả mọi người. Theda Bara với một khuôn mặt “đẹp cũng không phải là đẹp” nhưng sức thu hút là không ngừng với ánh mắt đặc trưng, bà tự may những bộ trang phục và tóc giả của mình để bám sát với ý muốn. Những hình ảnh sót lại của Bara thể hiện tình yêu của bà với màu đen huyền bí, với những trang điểm và cách thể hiện khác người và một vẻ đẹp “Dữ dội”.

Đó là Morticia Addams.

Nghe quen nhỉ, dòng họ nhà Addams. Đúng vậy, chính là cội nguồn của series Wednesday trên Netflix mà các bạn đang yêu thích ấy. Nhưng hình tượng của gia đình nhà Addams đã xuất hiện và trở thành biểu tượng của gia đình gothic đầu tiên trên thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa Mỹ nói riêng và thế giới nói chung từ những năm 1938. Những Morticia, Gomez, Wednesday, Pudsey, Uncle Fester đã xuất hiện với chuỗi series hoạt hình trên The New Yorker cartoons từ thời điểm đó dưới sự sáng tạo của cha đẻ nhà Addams – Charles Addam . Dark humour, tính cách dị biệt, thái độ đã thu hút được người xem. Và Morticia Addams – người mẹ của gia đình – dù chỉ là 1 fiction characters (Nhân vật hư cấu) cũng đã truyền cảm hứng cho gothic fashion với mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, son môi sẫm màu và tất nhiên: một chiếc váy đen dài. Sự thanh lịch đến lạnh người với khuôn mặt “quý phái đến bất cần” của Morticia Addams tạo ra vẻ đẹp đã xuất hiện từ comics, television series đã thu hút biết bao con người tại Mỹ lúc đó và trở thành 1 icon để nhiều người theo đuổi (Y chang bây giờ, nhưng các bạn bây giờ thích Wednesday hơn).

Đó là Vampira (Maila Nurmi)

Vampira là princess of the darkness (Công chúa của bóng tối), đây là sản phẩm của nữ diễn viên Maila Nurmi, người đã tạo ra nhân vật này lấy cảm hứng trực tiếp từ Morticia đến từ series comic The Addams Family. Vampire là người dẫn chương trình kinh dị đầu tiên trên truyền hình trên show The Vampira show từ năm 1954-1955 trên đài KABC – TV. CHưa từng một ai thấy một host theo kiểu đáng sợ như Vampira (Nurmi), một host thưởng thức một ly cocktail với mắt bên trong..chúc ngủ ngon bằng những “Tiếng thét dễ chịu”. Sự lạnh lùng, độc đoán, châm biếm nhưng Vampira thu hút người xem bằng sự chân thật và một cách chơi chữ đầy sắc bén thể hiện sự thông minh thuần khiết. Và thời trang cũng là niềm cảm hứng, những chiếc váy sẫm màu – thắt lưng bó sát, mái tóc dài đen thẳng cùng ánh mắt “như dao cạo” đã khiến Vampira hay đúng hơn là Nurmi trở thành biểu tượng của truyền hình những năm đó và tiên phong cho đưa văn hóa gothic cũng nhưng subculture khác ra ngoài biên giới của nó.

You may also like

Leave a Comment