Tiến sĩ Toán làm công nghệ thành công trao giải một triệu USD cho người Việt dùng Toán giải kinh tế. Nội dung từ Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam Funix (former FPT) cần lan truyền cho cộng đồng biết.
—
“Học Toán để làm gì?
Để kiếm Một Triệu Đô chứ còn làm gì nữa!
Tôi có ông bạn người Mã Lai, tiến sĩ Toán học, một đại gia trong lĩnh vực công nghệ. Ông xây dựng đế chế của mình từ một mô hình Toán học do ông nghĩ ra, chẳng cần quan tâm gì đến thị trường. Ông dùng Toán để chứng minh sản phẩm của ông là tốt nhất, để xác định hướng đi của công ty, để phân bổ nhân sự, xác định đối tượng M&A… Mỗi khi gặp nhau là ông lại thao thao bất tuyệt về lý thuyết nhóm, đại số Li và ma trận loãng. Tôi được ông đánh giá cao vì chịu khó ngồi lắng nghe thi thoảng gật gật đầu. Còn bọn đệ thì ngáp ngắn ngáp dài rồi tìm cách chuồn. Ông cũng không buồn: “Bọn nó là người thực hiện, dùng Toán như hơi thở. Chỉ có tao mới cần hiểu hơi thở từ đâu ra thôi”
Ông bạn khác của tôi, cũng nhà Toán học, thi IMO giải quốc tế, mặc dù thường xuyên lên báo tự trào “Học toán là thủ dâm”. Ông này lười không thích làm chỉ thích chơi với các con số, tính toán nhanh hơn siêu máy tính, cứ đầu tư là ra tiền, cứ ngồi chiếu là anh em sạch túi. Mấy ông bạn Toán đi làm công nghệ kiểu trên thường đi kiếm tiền rồi tối về nộp cho ông này.
Ông này có 1 trăn trở. Trăn trở đến tột cùng. Là mấy trăm năm nay rồi, doanh nghiệp đã tiến hóa khôn lường qua bao cuộc khủng hoảng kinh tế, mà ngành kế toán, vốn được coi là “language of business” vẫn sử dụng những định luật cổ lỗ sỉ. Ngắn gọn thì vẫn là công thức giá thị thặng dư thần thánh của Cụ rậm râu”: W = c + v + m. Ông thở dài: sử dụng các quy định kế toán thời Karl Max để miêu tả Testla đầu tư Bitcoin thì khác gì thời này mà dùng các định luật Newton để miêu tả và giải thích cái lò vi sóng. Có vẻ như phải có một công thức thống nhất để miêu tả hành xử của các thực thể kinh tế (cách mà ông bạn gọi doanh nghiệp)
Nghĩ mà tức. Tiền nhiều để làm gì. Bạn bè giỏi toán nhiều để làm gì? Vậy nên sau khi gặm hết 1 cái bánh Beard Papa, ông quyết định treo giải thưởng 1 triệu đô la Mỹ, cho bất cứ nhà Toán học Việt Nam nào tìm ra được phương trình miêu tả hoạt động tương hỗ của các thực thể kinh tế siêu hiện đại, mà trong trường hợp đơn giản khi có thể bỏ qua 1 số tham số quá nhỏ, chính là công thức giá trị thặng dư nêu trên
Đây là một dự định hoàn toàn nghiêm túc của ông bạn tôi. Xin tag các anh em bạn bè học Toán và nhờ hoh lan tỏa hộ để giúp ông bạn. Và đồng thời trả lời câu hỏi muôn thưở: Học Toán để làm gì?”