Được biết đến là một trong những người đàn ông quyền lực và giàu có nhất nhì châu Á. Thế nhưng sự thật trước khi có được thành công này, tỷ phú Trung Quốc Jack Ma đã phải nếm mùi rất nhiều thất bại ê chề trong đời. Trước khi trở thành một tỷ phú, Jack Ma từng 2 lần trượt đại học, 10 lần bị Harvard từ chối và 30 lần xin việc thất bại… Câu chuyện của ông là trường hợp điển hình của tay trắng thành công
Jack Ma (tên Trung Quốc là Mã Vân) sinh ngày 15/10/1964 tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Bố ông làm trong ngành kịch nói, còn mẹ sửa chữa đồng hồ. Jack Ma sinh ra và được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh nghèo khó. Ông còn có một em trai và một em gái. Năm đó cả nhà chỉ sống dựa vào 40USD tiền lương hưu của bố ông. Mã Vân ngày bé là một cậu bé gầy gò, nhỏ bé, trông “đói ăn” nhưng lại có tính cách ương bướng, nghịch ngợm và không sợ một ai, kể cả những đứa trẻ to xác hơn mình. Ông cũng có một tuổi thơ hồn nhiên như bao đứa trẻ khác, thích bắt dế để chọi. Thậm chí, ông còn tự hào chia sẻ mình có khả năng đoán được là dế to hay bé chỉ nhờ việc nghe tiếng kêu của chúng.
Sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó và thiếu thốn như vậy nhưng cậu bé Jack Ma lại cực kỳ yêu thích và có năng khiếu học tiếng Anh. Ngược lại, toán là điểm yếu của ông. Ngoài tiếng Anh ra, ông không phải một học sinh giỏi, thậm chí ông còn suýt không thể vào cấp 2. Nguyên nhân sâu xa là bởi một phần do hoàn cảnh gia đình thuộc dạng “bần nông”, một phần vì Jack luôn gặp phải vấn đề với những con số. Ông không tự tin trong tính toán và điều này vẫn ám ảnh đến ông cho tới tận bây giờ. Dù học tốt tiếng Anh nhưng rất kém Toán, trong khi mọi ngành giáo dục trên thế giới đều đề cao môn học trí tuệ này. Thế nên Jack Ma đã nửa đùa, nửa thật khi nói rằng những người xây dựng nên Alibaba không hề thông minh vì thời đi học, ông thường thất bại ở những kỳ thi quan trọng như ông từng trượt tiểu học hai lần và thi trượt cấp 2 ba lần.
Tuy nhiên, tình yêu với tiếng Anh của cậu bé Mã Vân đã được nhen nhóm khi ông chỉ mới 12, 13 tuổi. Nhưng thời đó không hề có tài liệu hay một nơi nào đó mà ông có thể tới để học ngữ pháp tiếng Anh được. Vào năm 1972, tổng thống Mỹ Richard Nixon có chuyến thăm tới Hàng Châu và nơi đây cũng trở thành trung tâm du lịch từ thời điểm đó. Cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 , thành phố Hàng Châu bước vào giai đoạn mở cửa thu hút các doanh nghiệp đầu tư, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của du lịch. Du khách tới thăm Hàng Châu ngày càng nhiều. Điều kiện thiên thời, địa lợi đã tạo cơ hội quý giá cho Jack Ma học tập và trau dồi tiếng Anh.
Trong suốt 10 năm, bất kể nắng mưa, sáng nào Jack Ma cũng đạp xe 40 phút tới các khách sạn ở Hàng Châu để gặp gỡ các du khách nước ngoài. Jack Ma đề nghị làm hướng dẫn viên miễn phí cho họ, đổi lại, du khách sẽ dạy tiếng Anh cho ông. Jack Ma thực hành ngay bằng cách trò chuyện với họ. Có thể nói, những năm miệt mài hướng dẫn du lịch và gặp gỡ du khách đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Jack Ma. Trước đó, ông là một người Trung Quốc chính gốc đơn thuần đam mê tiếng Anh, chưa từng có cơ hội được ra nước ngoài. Chính những vị khách năm đó đã mở ra cho ông một bầu trời kiến thức mới cực kì đa dạng, khác hoàn toàn với những gì ông được học ở trường hay từ cha mẹ mình.
Đến khi học Đại học, ông đã 2 lần thi trượt Đại học, thậm chí có lần ông chỉ đạt 1/120 điểm môn toán trong bài thi Đại học. Sự kiên trì và bền bỉ của Jack Ma được thể hiện cực kỳ rõ ràng với 10 lần nộp hồ sơ vào trường Đại học hàng đầu thế giới Harvard, bất chấp việc bị từ chối không thương tiếc. Có thể nói, ông có vẻ là người không quá có duyên với chuyện thi cử.
Tuy nhiên, cuộc đời Jack Ma rẽ sang 1 trang mới khi ông thi đỗ Học viện Sư phạm Hàng Châu (Nay là Đại học Sư phạm Hàng Châu), chuyên ngành ngôn ngữ Anh sau 3 lần thi trượt.
Không mấy ai sinh ra đã may mắn, rất nhiều các vĩ nhân như Albert Einstein hay Abraham Lincoln đều rất chật vật khi còn thơ ấu với những ám ảnh về tuổi học trò. Nhưng rồi họ đều làm được những điều lớn lao. Và cậu bé Mã Vân xui xẻo ngày nào cũng vậy.
Năm 1988, Jack Ma tốt nghiệp Học viện Sư phạm Hàng Châu, “bóng ma” của sự xui xẻo tiếp tục ám ảnh lấy ông khi hết lần này đến lần khác, người đàn ông gầy gò thấp bé ấy nộp đơn vào 30 công ty với các vị trí khác nhau và đều không trúng tuyển. Thậm chí ngay cả cậu thanh niên Mã Vân đến thử vận may tại cửa hàng KFC, kết quả là trong 24 người đến xin việc, tất cả đều được nhận làm việc ngoài trừ ông.
Chưa dừng lại ở đó, Mã Vân vẫn tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm cơ hội cho bản thân khi cùng 4 người khác nộp đơn xin gia nhập lực lượng cảnh sát và trở thành người duy nhất bị loại.
Cuối cùng thì, sau 10 lần đeo bám giấc mơ vào đại học Harvard danh tiếng không thành, Jack Ma đành từ bỏ và trở thành giáo viên tiếng Anh tại một trường địa phương với mức lương chỉ 12 USD/tháng. Ngoài ra để trang trải thêm cho cuộc sống và nâng cao khả năng ngoại ngữ, ông còn nhận dịch và làm phiên dịch cho một số nơi.
Ông trở thành giảng viên tiếng Anh tại viện Kỹ thuật điện tử Hàng Châu sau khi tốt nghiệp. Tiếng Anh của Jack Ma tiến bộ 1 cách nhanh chóng nhờ kinh nghiệm giảng dạy và những gì ông đã tích lũy được trước đó.
Và dấu mốc giúp người thanh niên nhỏ, gầy gò đó đổi đời cũng liên quan công việc này khi ông có cơ hội sang Mỹ, lần đầu tiên tiếp xúc Internet vào năm 1995. Cùng năm đó, anh thậm chí đã huy động được khoản quỹ 20.000 đô la để bắt đầu công ty đặc biệt của riêng mình với ý định chỉ tập trung vào internet.
Jack Ma có được cơ hội cực kỳ quý giá khi xin việc trở thành phiên dịch viên tiếng Anh cho một chương trình trao đổi tại Seattle, Mỹ. Nguồn gốc của cái tên Jack Ma bắt nguồn từ một nữ du khách đến từ Tennessee, Mỹ. Vì cái tên Mã Vân khó phát âm nên cô đã gọi ông là Jack. Cũng chính từ đó, cái tên tiếng Anh này được ông sử dụng. Trong lần trao đổi này, Jack Ma được tiếp xúc và rất ấn tượng với internet, mạng xã hội cùng các nền tảng điện tử. Thời khắc để thay đổi cuộc đời Jack đó là lần đầu tiên chạm tay và internet, ông đã search từ “quán bia”, nhưng trên màn hình đều chẳng hiện thị kết quả. Ông đã tìm kiếm nhiều từ khóa hơn nữa và nung nấu ý định về một trang web thương mại tại Trung Quốc.
Giai đoạn đầu sự nghiệp của Jack Ma cũng đầy rẫy gian nan khi ông ứng tuyển tới 30 công việc khác nhau nhưng đều bị từ chối. Jack Ma thành lập công ty dịch thuật đầu tiên vào năm 1994. Sau này, vào tháng 4 năm 1995, sau chuyến đi trao đổi tại Mỹ, ông cùng bạn thành lập công ty thứ 2 có tên China Pages -một trang chuyên về tuyển dụng và tìm kiếm khách hàng ra đời. Đây đó gần như là trang web thương mại đầu tiên của Trung Quốc. Dù thất bại thảm hại vì chưa có kinh nghiệm quản lý, sử dụng về thương mại điện tử, song China Pages là dấu mốc quan trọng để 4 năm sau ông cho ra đời đứa con thứ hai mang tên Alibaba vào năm 1998.
Jack Ma đã nghĩ ra cái tên “Alibaba” khi đang ngồi trong một quán cà phê ở San Francisco. Trong “Ali Baba và Bốn mươi tên cướp”, một mật khẩu bí mật mở ra một kho báu. Theo một cách nào đó, công ty của Ma đã tiết lộ tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu.
Mất 4 năm để có thể cho ra đời sản phẩm ưng ý, nhưng Jack Ma lại phải tiêu tốn thêm 3 năm tiếp theo trong sự khốn đốn, chật vật vì lỗ vốn liên tục. 17 thành viên xây dựng nên đế chế Alibaba ngày ấy ai cũng nghèo rớt mồng tơi. Chẳng ai dám nghĩ đến giá trị khởi nghiệp rồi sẽ lên tới 160 tỷ USD như bây giờ. Mục đích là để tạo ra một trang web giống như một cửa hàng kinh doanh để giao dịch kinh doanh.
Khi đó, chẳng có ngân hàng nào chịu chuyển tiền cho Alibaba, và điều này đã tạo động lực để Jack xây dựng Alipay, ngân hàng chuyển tiền di động để thanh toán các chi phí qua mạng internet. Thế nhưng, ông lại một lần nữa vấp phải những lời khuyên can, thậm chí mỉa mai sự thành công sớm nở tối tàn của Alipay.
“Rất nhiều người bảo tôi Alipay là một ý tưởng ngu ngốc, nhưng tôi chả quan tâm, vẫn có người dùng thì ngu cũng được” – Jack Ma chia sẻ về ý tưởng táo bạo của ông.
Và thực sự gian nan thử sức, nếu không có sự bền bỉ, quyết tâm và bản lĩnh hơn người, liệu Jack Ma có đủ sức để trải qua sang hàng loạt biến cố thăng trầm trong cuộc đời.
Trải qua thời gian khó khăn, bỗng dưng nền tảng này thu hút khách hàng trên khắp thế giới. Đến tháng 10/1999, Alibaba đã huy động được 5 triệu USD từ Goldman Sachs và 20 triệu USD từ SoftBank, điều này về cơ bản giúp phát triển tổ chức. Hoạt động kinh doanh của tổ chức này sớm mở rộng ra khoảng 240 quốc gia khác nhau.
Năm 2014, Alibaba lên sàn chứng khoán New York và là một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới.
Hiện tại, Alibaba đã là một công ty toàn cầu với 22.000 nhân viên và 90 văn phòng trên thế giới. Hai website phổ biến nhất của hãng là Taobao và Tmall đóng góp tới 80% doanh thu ngành bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, Alibaba còn điều hành một dịch vụ thanh toán điện tử, quỹ đầu tư, kinh doanh điện toán đám mây và một số dịch vụ cho điện thoại di động đồng thời thu mua lại các công ty trong lĩnh vực giải trí, thể thao, truyền thông và cả một đội bóng đá. Với những điều kiện này, Alibaba còn có khả năng phát triển mạnh trong tương lai và giúp sự nghiệp của Jack Ma luôn ổn định.
Theo thống kê của Forbes, tính đến tháng 3/2017, tổng giá trị tài sản của Jack Ma lên đến 31 tỷ USD. Ông chính thức từ chức Chủ tịch điều hành Tập đoàn Alibaba vào tháng 9 năm 2018 để tập trung vào các hoạt động từ thiện.
Theo Forbes, tài sản của Jack Ma hiện là 36,6 tỷ USD. Dù vậy, ông vẫn sống khá bình dân. Tỷ phú thích đọc sách, viết truyện kiếm hiệp, chơi poker, thiền và thái cực quyền.
Tỷ phú rất quan tâm đến môi trường, kể từ khi một người thân trong gia đình vợ ông mắc bệnh mà ông nghi ngờ do ô nhiễm. Ông đã tham gia vào nhiều sáng kiến và diễn đàn, đồng thời tài trợ cho một khu bảo tồn thiên nhiên ở Trung Quốc.