Balenciaga đang gặp khủng hoảng truyền thông dựa trên một chiến dịch quảng cáo gần đây khi sử dụng những sản phẩm mang nhiều sự liên tưởng tới BDSM, nhưng không dành cho người lớn mà điều đáng bị công kích là chúng được sử dụng chung với một đứa trẻ. Những cáo buộc liên quan đến thương hiệu vốn nổi tiếng trong thời gian gần đây luôn tạo ra các chiến dịch quảng cáo đầy tranh cãi từ sản phẩm tới concept. Rằng Balenciaga đang “tình d.ục hóa” đối tượng trẻ em và như các bạn đều biết thì việc sử dụng trẻ em trong các chiến dịch quảng cáo là một điều vô cùng nhạy cảm và nó còn liên quan tới một thứ không thể nào “Chấp nhận” được.
Chưa hết, bằng một cách “Vô ý” thần kì nào đó thì những chi tiết liên quan tới “Ấm dâu” còn được gài gắm trong chiến dịch hình ảnh trước đó. Cụ thể là trong mùa Xuân/Hè 2023 thì với bức hình của nữ diễn viên Issabelle Huppert – trên bàn có những bản in và cũng một cách “Thần kì” nào đó nó được chú ý xuất hiện dù không rõ ràng trên Story Instagram của Balenciaga. Đó là quyết định của Tòa án tối cao Hoa Kỳ liên quan tới khiêu dâ.m với trẻ em. Ngay sau khi bị cộng đồng tức giận và tuyên bố tẩy chay Balenciaga, thương hiệu này cũng như Kering Group đã liên tục lên tiếng xin lỗi và xóa toàn bộ những hình ảnh liên quan đến “Lỗi lầm nghiêm trọng, sai lầm khủng khiếp với chủ đề đáng lên án”. Động thái tiếp theo là thương hiệu “Đá cái” và lên tiếng kiện cho công ty agency đã làm việc cho Balenciaga ở chiến dịch lần này là North Six Inc và set designer Nicholas Des Jardins vì đã sử dụng các tài liệu không liên quan trong một vụ án có liên quan đến “Ấm dâu” mà không được phép. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh thương hiệu và Balenciaga đòi bồi thường với con số là 25 triệu đô.
MÀN KỊCH ĐƯƠNG ĐẠI.
Dù Balenciaga cũng công nhận đây là sự sơ suất vô cùng nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm cho sự thiếu giám sát và kiểm soát. Mình sẽ tin điều này nếu Balenciaga là một thương hiệu non trẻ mới được thành lập vài tháng, nhưng không – đây là thương hiệu đã hơn trăm tuổi. Càng không tin nữa khi đứng dưới trướng là tập đoàn Kering Group – một trong những cây trụ của làng thời trang đương đại thế giới. Những kẻ kinh doanh với những cái đầu đầy sạn với những đường đi, nước bước đã được thiết lập sẵn. Một đội ngũ và ekip những kẻ giỏi nhất, am hiểu thị trường nhất và biết tập tính khách hàng đương thời nhất trong ngành đều nằm trong đó. Đây không phải lần đầu mà trong hệ thống của Kering có các thương hiệu dính tới scandal kiểu dạng như vậy khi chính Gucci cũng từng liên quan tới các vấn đề về sắc tộc và nhân quyền trong các collections của mình. Và giờ sao, Gucci hay cả Balenciaga đều là thương hiệu thời trang cao cấp được yêu thích nhất – được nhắc tới nhiều nhất tại thời điểm hiện tại. Thế nên theo mình nghĩ đây cũng chỉ là chiêu bài truyền thông.
Balenciaga từ khi Demna Gvasalia về đã luôn biết cách tạo ra MIV cao ngất ngưởng với truyền thông – trong 2 năm trở lại đây, Balenciaga thơ mộng mà Cristobal Balenciaga xây dựng đã trở nên đại chúng hơn rất nhiều với những thứ “không thể nào tưởng tượng được” nó sẽ xảy ra với 1 haute couture fashion brand như thế. Người ta không thích Balenciaga nhưng người ta luôn nhắc về nó. Từ túi rác, khăn trải giường, đôi Crocs quá khổ hay đôi Paris Destroy nhem nhuốc giá nghìn đô hay những vụ lùm xùm với celebs như là Kanye West – tất cả đều tạo dưng cái tên Balenciaga lảng vảng quanh chúng ta đâu đây, trong câu chuyện thời trang và ăn mặc mỗi ngày. Thế nên nó càng củng cố cho việc đây là “Màn kịch đương đại”.
Vốn dĩ với các thương hiệu thời trang cao cấp thì dù từ team nội bộ hay outsourcing bên ngoài (Agency hay model) đều được quality-control (QC) và double check, kiểm tra chồng chéo nhiều layout nhất có thể để đảm bảo chất lượng từng hình ảnh hay sản phẩm ra đều phải chỉnh chu và đúng định hướng của thương hiệu và creative director đương nhiệm. Không có lí nào khi xây dựng các hình ảnh đó – ai là đã chấp nhận việc tung ra nó công khai. Không chỉ riêng thời trang mà ngành nghề nào cũng thế, đều có 1 phòng ban “Quản trị rủi ro và giải quyết các khủng hoảng”. Mọi case, mọi tình huống đều đưa lên mổ xẻ trên bàn làm việc để đưa ra các tình huống xấu nhất và cách giải quyết. Thẩm định hết tất cả rồi mới lên sóng. Huống chi đây là thời trang, từng thước kim mũi chỉ đều được quan tâm tới tận chân tơ kẽ tóc mà sao lại sót ra một tình huống như vậy. Điều này chỉ xảy ra khi người ta muốn-nó-là-như-thế-đó.
Chắc chắn rằng các hình ảnh được public đã được thẩm định, phân tích đa tầng nghĩa trước khi được release hay leak ra nên việc thiếu khâu kiểm soát chỉ là “Chữa cháy truyền thông” tạm thời hoặc Balenciaga chấp nhận đây là lỗi của mình để đạt được 1 mục đích xa hơn. Truyền thông và tiếp cận giới trẻ.
Nghe có vẻ biến thái và đáng lên án nhưng tỉ lệ “Ấm dâu’ và qhtd trước tuổi vị thành niên càng cao. Những kẻ có nhiều tiền không phải ai cũng đàng hoàng và đạo mạo trước ống kính hay công khai mà sau đó có nhiều thứ vô cùng mục nát. Nên nhớ rằng thế hệ mới với sự tiếp cận Internet dễ dàng và nguồn thông tin khổng lồ nên có rất nhiều sự lệch lạc và trong nhận thức. Biết đâu rằng, có những “đứa” thích kiểu concept trên của Balenciaga thì sao? Nó mang độ “Chất”, độ “Ngông” và “Điên loạn” một cách thú tính để thể hiện bản thân.
(Xin lỗi cái này mình thấy rồi nên mình mới dám nói) Có thể đó là mục đích sâu xa của thương hiệu khi nhắm tới đối tượng khách hàng này và thương hiệu muốn trở thành một phần của nó, của 1 thứ “văn hóa ngầm” giữa những người trẻ . Có – chứ không phải không. Nếu có các bạn hay xem clip “Glimpse of us” của Joji (MV í) thì đây nó present một cơ số lối sống của những người trẻ phương Tây/Mĩ. Và một cách nào đó chúng ta thấy vibing của Balenciaga chứ.
Mặt sáng chúng ta lên án còn mặt tối như thế nào thì trời mới biết.
Và những lúc như thế này, chúng ta sẽ lại nhớ về Cristobal Balenciaga về những gì ông đã làm và sáng lập nên thương hiệu này. Paris luôn là niềm cảm hứng bất tận của Balenciaga, là một người tiên phong, mang tư tưởng “Avant-garde” và tầm nhìn đưa thời trang của những người phụ nữ lên một tầm cao mới. Balenciaga pha trộn giữa cảm hứng thời Phục Hưng Tây Ban Nha, của giới quý tộc thời đó cùng văn hóa đặc trưng của thời kì đó (Những người lính, những kẻ đấu sĩ bò tót). Nhưng ông không quên các đặc điểm của quê hương: Đó là Ren và sự tương phản màu sắc. Là một kẻ tham vọng và cầu toàn, những sản phẩm mà Balenciaga làm ra đều nhấn mạnh vào chi tiết và đầy tinh tế, điều này đã thuyết phục giới quý tộc Châu Âu và nhanh chóng đưa tên tuổi ông thành người làm đồ bậc nhất Châu Âu.
Thời Hoàng Kim và cuộc chiến ngang sức với Christian Dior:
Giai đoạn mang tên tuổi nhất cho Balenciaga chính là thập niên 50s – 60s khi mà cuộc chiến giữa ông và Christian Dior đã tôn vinh hai con người trở thành những bậc thầy lẫy lừng nhất của Art Costume. Và trong khi cả hai cây đại thụ “giao đấu” trong thể thức là đồ phụ nữ thì Dior thể hiện sự nữ tính thông qua biểu trưng những đường cong của phụ nữ bằng cách sử dụng sự thon gọn và bó sát (Các bạn có thể search Wheeled skirt của C.Dior). Còn Balenciaga lại tập trung vào việc giải phóng cơ thể qua hình khối, sự đối xứng và tương phản màu sắc.
Khi Dior chuộng phần bó cơ thể bằng các thắt lưng hay vải quanh waits(eo) thì Balenciaga thích thú trong việc không sử dụng chúng – không có sự khuôn mẫu mà thay vào đó là ứng dụng của việc hình học trong may mặc.
Thời nay không đấu về đồ, về thiết kế nhiều nữa mà là cuộc chiến về truyền thông.