KINH NGHIỆM CÂN BẰNG GIỮA VIỆC HỌC, HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ LÀM THÊM

by admin

Mình đạt học bổng 100%, tham gia câu lạc bộ của trường, song song làm 2 công việc cùng lúc ngay từ năm nhất đại học.

Là sinh viên khối ngành kinh tế, học một ngành chung chung và bản thân ban đầu không có bất kì định hướng gì.

Đây là lí do mình không chọn tập trung 100% cho việc học ở trường, không chọn giữa học tiếng và đi làm, không chọn giữa học trên trường và tham gia hoat động ngoại khóa…Mình chọn tất cả và phát triển mỗi thứ dần dần.

Việc thử và trải nghiệm từ sớm giúp con đường của mình dần rõ ràng hơn. Dưới đây là một vài kinh nghiệm giúp mình tối ưu hóa cuộc sống sinh viên:

CHỌN CÔNG VIỆC PART-TIME PHÙ HỢP

Trước khi đi làm, bạn cần xác định yếu tố nào là quan trọng nhất với bản thân hiện tại: kiếm tiền, lấy kinh nghiệm, cải thiện kĩ năng… rồi chọn công việc phù hợp. Đây là một vài đầu việc bạn có thể tham khảo:

  • Không phải ôm việc về nhà và rèn được kĩ năng giao tiếp: nhân viên cửa hàng tiện lợi, vinmart, circle K, CGV, phục vụ cafe, quán ăn…
  • Không phải ôm việc về nhà, tốn ít thời gian, lương cao nhưng gần như không có kinh nghiệm gì: Gia sư
  • Phải ôm việc về nhà nhưng có chút trải nghiệm chuyên ngành thực tế: sales, marketing, tài chính,….
  • Phải ôm việc ở nhà nhưng linh hoạt thời gian, có thể làm việc mọi lúc mọi nơi: freelancer

Một công việc part-time bình thường cũng chiếm khoảng 4-6 tiếng rồi. Nếu bạn không muốn việc làm thêm ảnh hưởng quá nhiều đến học tập và những khoảng thời gian khác thì có thể chọn những job mà “không phải ôm việc về nhà” nha.

TẬP LUYỆN VÀ ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ

Trước đây mình lao như con thiêu thân làm việc, chạy deadline sớm tối, ăn uống qua loa cho xong bữa, không tập luyện gì dẫn đến stress, mệt mỏi và ốm liên miên. Học tập, hoạt động ngoại khóa, công việc đều có timeline cụ thể nhưng không làm gì được, mọi thứ đều bị dang dở.

Bây giờ dù mùa bận hay mùa rất bận mình cũng dành một khoảng thời gian nhất định để tập luyện và ăn uống tử tế. Nhờ vậy mà sức khỏe đã tốt lên rất nhiều rồi.

Nếu bạn cảm thấy quá khó để sắp xếp thời gian thì hãy cố gắng hình thành thói quen dậy sớm hơn 10-15 phút để tập luyện mỗi sáng nha. Có tinh thần tốt, chúng mình mới có thể duy trì làm nhiều thứ và hoạt động năng suất được.

VIẾT TO-DO-LIST

Có một vài ứng dụng thông minh có thể giúp bạn lên kế hoạch và quản lí thời gian một cách khoa học như Google Calendar, Trello, Notion,… Mình thường dùng ứng dụng Notion vì nó tổng hòa được nhiều thứ hay ho.

Với những ngày bận rộn, bạn có thể hình dung trước một ngày điển hình: sáng đi làm, chiều đi học, tối về tập luyện, học tiếng, chạy dl, lướt tóp tóp,…

Sau đó viết nhanh to-do-list vào phần note trong ip những đầu việc quan trọng cần làm vào hôm sau (viết cả các deadline để hoàn thành càng sớm càng tốt nha)

ƯU TIÊN THỨ TỰ TRƯỚC SAU Ở TỪNG GIAI ĐOẠN

Khi lập kế hoạch mình không xếp thứ tự ưu tiên vì thấy cái nào cũng quan trọng ấy.

Mỗi thứ mình dành một ít thời gian và cải thiện dần dần. Những ngày thư thả thì có nhiều thời gian lướt tóp tóp. Những ngày bận bịu thì phải cắt giảm những cuộc chơi.

Nhưng tùy vào từng giai đoạn mình sẽ ưu tiên một số việc hơn: đến mùa thi thì xin nghỉ làm để tập trung ôn tập, nếu deadline dồn dập thì xem cái gì nên làm tốt, cái gì có thể làm ở mức vừa phải thôi cũng được.

Vì thời gian có hạn mà không phải lúc nào chúng mình cũng ôm hết tất cả được nên đôi khi phải đánh đổi một vài thứ: cuộc vui với bạn bè, gọi điện cho bố mẹ, thức khuya, về quê,…

LÀM DEADLINE SỚM NHẤT CÓ THỂ

Deadline của mình là những việc đột xuất, nằm ngoài những lịch trình đã có sẵn.

Hồi xưa toàn sát deadline mới làm, khoảng thời gian từ lúc bắt đầu deadline đến khi bắt tay vào làm nào có được thảnh thơi, cứ lo lắng hoài thôi. Rồi deadline này dồn deadline kia, cuối cùng stress kinh khủng luôn.

Bây giờ có deadline mình sẽ làm ngay nếu tốn ít thời gian hoặc note nhanh lại, tranh thủ xử lí vào những lúc rảnh rỗi. Hoàn thành xong sớm để có thời gian và tinh thần làm những thứ khác nữa.

Cuối cùng, không dễ dàng gì để cân bằng giữa học tập, tham gia hoạt động ngoại khóa và làm thêm nhưng nếu vượt qua được thì khả năng chịu áp lực của bạn cũng tốt lên rất nhiều đó.

Chúc bạn tìm được bản kế hoạch phù hợp cho riêng mình

– Xanh Lục Blog –

You may also like

Leave a Comment