Phát triển bản thân theo mô hình T shaped
(Bài viết này phù hợp với các bạn sinh viên và sinh viên vừa mới ra trường)
Hẳn là bạn đã từng mông lung khi nhìn thấy bạn bè xung quanh mình ai cũng xuất sắc, nổi trội: đứa thì năng nổ tham gia clb, đứa thì có mặt trong tất cả các cuộc thi giải Case study, NCKH, app học bổng đủ thứ trên đời,.. còn bạn vẫn dậm chân tại chỗ mãi.
Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn một mô hình phát triển bản thân khá phổ biến trong giới marketer, có tên là mô hình T shaped.
Khái niệm
Giải thích một chút về khái niệm T-shaped cho những bạn chưa biết. T-shaped là khái niệm được Tim Brown (CEO của IDEO) đưa ra, đường dọc của chữ T thể hiện sự hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể (Deep Expertise), và đường ngang của chữ T thể hiện kiến thức nền tảng rộng ở các lĩnh vực khác (Wide Knowledge Base) của một người.
Trong mô hình này kiến thức và kĩ năng của các bạn sẽ được chia làm 3 cụm bao gồm:
- Personal skills – Kỹ năng cá nhân
- Functional skills – Kỹ năng chuyên môn
- Industry specific knowledge – Kiến thức về ngành
Hãy cùng mình đi tìm hiểu thứ tự 3 kĩ năng này, theo thứ tự ưu tiên như sau:
1, Personal skill – kỹ năng cá nhân
Đây được xem là kỹ năng quan trọng nhất, một câu nói tâm đắc mà mình từng nghe ở podcast chị Sunhuyn đấy là: “Hãy đầu tư ba phần trăm thu nhập của bạn vào chính bạn (tự phát triển bản thân), để bảo đảm tương lai của mình.” – Brian Tracy
Phát triển kỹ năng cá nhân không dừng lại ở bất kì ai, hay bất kì thời điểm nào, dù hiện tại bạn đã xác định được con đường mình muốn đi hay chưa thì đều phải xây dựng kỹ năng này thật tốt. Nó có thể giúp bạn phát triển lên vượt bậc, nhất là giai đoạn đang là sinh viên hay vừa mới ra trường, từ đó chúng ta có thể “rinh về” những công việc thật xịn, lương cao khi vừa mới ra trường.
Problem – solving: Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giải quyết vấn đề được coi là một kỹ năng mềm (thế mạnh cá nhân) hơn là một kỹ năng cứng được học qua giáo dục hoặc đào tạo. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của mình bằng cách làm quen với các vấn đề phổ biến trong ngành của bạn và học hỏi từ những người có kinh nghiệm hơn.
Employability: Kỹ năng ứng tuyển, đây là một trong những kỹ năng quan trọng đối với sinh viên chúng mình, nhất là khoảng thời gian vừa mới ra trường. Bộ kỹ năng bao gồm: trả lời phỏng vấn, viết CV, bài test năng lực,… và tất tần tật những gì xảy ra trong buổi phỏng vấn.
Các bạn có thể follow các anh chị chia sẻ về tuyển dụng trên mạng xã hội để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như trên, một số anh chị mình highly recommend đó là: chị Thái Hà (fanpage Hanguyenhrm), anh Tấn Lê (Admin fanpage & Group Bạn đã có việc làm chưa), cô Nguyễn Phi Vân, Group Mentori Community (Kết nối cố vấn MT/ Big 4/ MNCs,..)…
Communication: Kỹ năng giao tiếp, giao tiếp thì dễ, nhưng truyền đạt thông tin thế nào cho đúng, cho rõ ràng rành mạch là một vấn đề. Mình có học được một phương pháp truyền đạt thông tin từ thầy mình, đấy là mô hình Kim tự tháp (Pyramid Principle), bạn có thể chia nhỏ vấn đề ra, và nói rõ từng cái một. Mình đã và đang tập áp dụng phương pháp này, các bạn có thể thử để cải thiện nha.
Office skills: kỹ năng tin học văn phòng về Powerpoint, Excel, Word,….. không cần quá cao siêu nhưng nên nắm vững cách sử dụng các tính năng cơ bản. Mình thấy kỹ năng này là một điểm cộng rất lớn trước nhà tuyển dụng, hơn nữa Gen Z bọn mình khá nhanh nhạy với kỹ thuật số nên nhất định không được bỏ quên kỹ năng này nhé! Các bạn có thể tìm hiểu các khóa học trên ở Coursera, Linkedin, hay Google đều có chứng chỉ miễn phí nha.
2, Functional skills – Kỹ năng chuyên môn
Đây là cụm kỹ năng đi theo cả 2 hướng là chiều rộng (breadth) và chiều sâu (depth).
Nếu bạn chưa xác định được con đường mình thích để theo đuổi chuyên sâu, hãy xây dựng kiến thức chiều rộng với độ sâu (depth) đủ dùng cho từng mảng trong đó nhé. Đủ dùng ở đây có nghĩa là nắm được kiến thức căn bản trong mảng đó nhé.
Một ví dụ dễ hiểu là, mình muốn theo đuổi (theo chứ không đuổi nhé) ngành Digital marketing, nhưng trong ngành này có nhiều ngách nhỏ hơn như là SEO, Performance, Ads, Aff, Tele, Native…Trước đó mình vẫn chưa rõ nên theo mảng nào, nên mình học cơ bản ở mỗi mảng, dần dần mình phát hiện ra bản thân khá thích viết lách và biết thêm về SEO, nên lập ra Blog này vậy!
Còn nếu như bạn đã xác định được mảng mà mình muốn đi sâu, đừng ngại đào sâu thêm về kiến thức của mảng đó. Tuy nhiên, hãy cố gắng dành 1 phần thời gian để tìm hiểu thêm về các mảng liên quan để mở rộng phần kiến thức nền của bản thân.
Về phần kỹ năng chuyên môn, các bạn có thể tìm các đầu sách cơ bản, đến chuyên ngành để đọc, hoặc có thể tham gia một số khóa học từ nhiều nguồn khác nhau:
– Miễn phí: Coursera, EdX, LinkedIn Learning, ….
– Trả phí: Corporate Finance Institute, Udemy, Digifox, ….
3, Industry specific knowledge – Kiến thức về ngành
Industry Knowledge, hay còn gọi la Domain Knowledge là kiến thức ngành. Đây là một phần rất quan trọng mà những ai đang, đã, và có ý định làm trong ngành cần phải tìm hiểu và nắm rõ một số thông tin cơ bản.
Một số câu hỏi mình đã đặt ra để tìm hiểu về lĩnh vực mình muốn làm, các bạn có thể tham khảo để biết thêm nha:
– Các xu hướng chính trong ngành (Industry trends), ngành marketing thì mình có thể tìm đọc Báo cáo Digital marketing trends 2022, và tương tự cho các ngành khác nha.
– Các người tham gia trong ngành (Industry key stakeholders). Ở mục này mình thường đặt ra một số câu hỏi như sau:
- Trong ngành này, ai đang là người dẫn đầu?
- Ai là người thúc đẩy, ảnh hưởng lớn trong ngành?
- Sản phẩm/ dịch vụ của các đối thủ trong ngành khác nhau – giống nhau như thế nào?
Sau khi đã sơ lược ra kha khá thông tin, mình sẽ search & follow những anh chị ấy, đặc biệt là ở nền tảng linkedin và fb, để có thể học thêm về mindset cũng như các bài viết chia sẻ bổ ích nè.
– Các mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành (Business models), bao gồm các kênh bán hàng, mô hình phân phối sản phẩm, tập khách hàng,….
Một vài nguồn thông tin về ngành miễn phí:
– Báo cáo từ các công ty nghiên cứu thị trường: Nielsen, Kantar,….
– Báo cáo từ các công ty tư vấn: Deloitte, McKinsey, BCG,….
– Báo cáo chiến lược cho cổ đông của các công ty lớn trong ngành
– Các case study được viết tốt trong các ngành, đặc biệt là ở các cuộc thi lớn do các công ty trong ngành tài trợ. ( nguồn:…)
Trên đây là tất tần tật mình tổng kết lại cũng như tìm hiểu được trong quá trình học tập và làm việc, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn.
Đừng quên ghé fanpage và blog( mình để link dưới cmt) để đọc thêm nhiều bài viết hay ho nhaa, cảm ơn mọi người ạ^^