Câu chuyện của LEGO bắt đầu tại một phân xưởng gỗ của Đan Mạch vào thập niên 1910. Thời điểm đó, thị trấn Billund vẫn là thị trấn ít người biết đến và Ole Kirk Christiansen (1891 – 1958) chỉ là một thợ mộc bình thường với nhiều tham vọng. Với niềm đam mê với chạm khắc gỗ, Christiansen nên ông quyết định mở một xưởng mộc năm 1916.
Đến năm 1934, mảng đồ chơi vượt lên và công ty đổi tên thành LEGO, bắt nguồn từ tiếng Đan Mạch “led godt” có nghĩa là “chơi tốt”. Godtfred gia nhập công ty khi mới 12 tuổi cũng đứng sau việc thành lập Legoland.
Với mẫu mã theo từng chủ đề, LEGO nhanh chóng trở thành loại đồ chơi bán chạy nhất ở châu Âu và châu Mỹ vào năm 1951. Với một bộ LEGO, người ta có thể xây dựng cả một thành phố có nhà cửa, xe cộ, con người, cây cối, sông, hồ…Trò chơi LEGO lúc bấy giờ được đánh giá cao trong vấn đề tạo sự thúc đẩy tư duy sáng tạo của trẻ em, tạo ra sự gắn bó khi chúng cùng nhau lắp ráp một chủ đề. Cho đến tận bây giờ, trò chơi LEGO này vẫn luôn được sự đón nhận của các bạn trẻ.
Trò chơi LEGO là món đồ chơi không chỉ giúp trẻ giải trí, vui chơi một cách an toàn, nó còn giúp trẻ phát triển về trí năng, chẳng hạn:
• Phát triển kỹ năng vận động và phối hợp: Xếp LEGO là một trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung quan sát thật tỉ mỉ, sau đó phối hợp với tay và mắt để tìm kiếm mảnh ghép phù hợp để ghép chúng lại với nhau.
• Tăng khả năng sáng tạo: Mỗi mảnh LEGO sẽ có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau nên chúng có nhiều cách kết hợp để tạo ra những hình dạng khác nhau. Chính vì thế mà các bé có thể tự do suy nghĩ và sáng tạo để ghép thành những mô hình mình thích.
• Rèn luyện tính kiên nhẫn: Với đồ chơi LEGO cho bé, trẻ cần phải kiên nhẫn mới có thể hoàn thành được mô hình hoàn chỉnh. Thậm chí là thất bại nhiều lần mới có thể thành công.
Nguồn: Sách 1000 phát minh và khám phá vĩ đại, khoahocphattrien.vn