Less is more – Ít hơn nhiều

by admin
Ở Việt Nam, nếu lĩnh vực hội họa dễ kể tên họa sĩ theo phong cách tối giản nổi nhất …

Ở Việt Nam, nếu lĩnh vực hội họa dễ kể tên họa sĩ theo phong cách tối giản nổi nhất là Lê Thiết Cương thì bên nhiếp ảnh rất khó tìm ra ai đó chuyên chụp tối giản, nói đúng hơn là tạo dựng được tên tuổi trong nhiếp ảnh tối giản. Trong khi đó, phong trào nhiếp ảnh tối giản ở các nước phát triển không hề trầm lắng.

Less is more – Ít hơn nhiều

Xu hướng nhiếp ảnh tối giản được dùng trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế, nghệ thuật thị giác (visual art) và ở Việt Nam nhiều bạn trẻ thích chụp tối giản nhưng chưa tạo nên thương hiệu. Trong khi ở tây, có cộng đồng những tay máy thích chụp ảnh tối giản (minimalism) với nhiều trang trên mạng. Và có hẳn một số cuộc thi quốc tế có uy tín ở Pháp, ở Tây Ban Nha, một tạp chí (Minimalism Photography Magazine) chuyên về nhiếp ảnh tối giản

Slogan (khẩu hiệu) của nhiếp ảnh tối giản là Less is more (Ít hơn nhiều). Để chụp ảnh tối giản không dễ, các tay máy phải biết tước bỏ những gì rối rắm, rườm rà, tập trung vào một chi tiết hay một chủ thể và sử dụng ánh sáng, bố cục, màu sắc ít nhất…, “kiệm” nhất để nói lên được nhiều nhất ý tứ của tác giả. Để chụp ảnh tối giản ấn tượng mà không tầm thường, tác giả thường phải có kiến văn tốt về mỹ cảm, có nền tảng phông văn hóa về nhiều lĩnh vực nghệ thuật liên quan như âm nhạc, hội họa…

Nhiều bức ảnh tối giản chụp nhiều ẩn ý, sâu sắc mang phong cách của nhiếp ảnh “thiền” tạo ra những khoảnh lặng, khiến người xem phải dành thời gian chiêm nghiệm, đối thoại với tác giả.

Nhiếp ảnh tối giản có tối giản về màu sắc: Đơn sắc (mono) hay 1 màu hoặc vài màu; tối giản về chi tiết, về đường nét, đôi khi là 1 đường chéo phá vỡ bố cục của những đường ngang, về hình dạng, kết cấu… Mọi sự vật hiện tượng đều có thể trở thành chủ đề của nhiếp ảnh tối giản, với điều kiện là tác giả phải có tư duy và trí tưởng tượng phong phú. Nét vẽ trên lông mày cô gái lại hệt như những cánh chim đang bay trên bầu trời là một tác phẩm ảnh làm tôi nhớ mãi. Và phông nền của nhiếp ảnh tối giản thường đơn giản. Và khoảng không gian trống trong ảnh rất nhiều ý nghĩa nếu biết tận dụng nó phù hợp với chủ thể.

“Không có đất” cho kẻ lười

Nhiếp ảnh tối giản không phải là những cú bấm máy được chăng hay chớ mà thường là những điều đã tư duy sẵn trong đầu. Quan sát kỹ lưỡng sự vật, hiện tượng từ nhiều góc độ khác nhau để tìm ra những chi tiết, đường nét hay màu sắc tối giản có ý nghĩa. Mái ngói, tường xây, những chi tiết hoa văn trên kiến trúc đình, chùa, thậm chí những đường kẻ trên đường chỉ giới giao thông… tất cả đều có thể lọt vào mắt xanh nhà nhiếp ảnh. Còn nhớ bức ảnh tối giản quen thuộc nhất được nhiều người hay chụp chính là những con chim đậu trên dây điện như những nốt trên bản nhạc.

Với sự lan rộng của nhiếp ảnh tối giản trong nhiều thể loại, từ ảnh trừu tượng, đến ảnh phong cảnh, không ảnh (Aerial), ảnh ý niệm thì biên độ sáng tạo được mở rộng tối đa. Và việc xử lý hậu kỳ cũng không còn quá đơn giản như trước đó. Xử lý hậu kỳ trong ảnh tối giản không quá phức tạp nhưng cũng rất cần con mắt xanh của sự tinh tế.

sưu tầm trên mạng

còn đây là

album ảnh tối giản tại Việt Nam by Kmonnguyen

#checkinvietnam #checkindongian

#chupdongianthui

#minimalism #vietnamtoigian





You may also like

Leave a Comment