Oke Đối với chúng ta thì sự kiện Met Gala không phải là một điều quá lạ lẫm. Là một sự kiện kêu gọi từ thiện thường niên được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York – Met Gala dần đần trở thành nơi quy tụ của không chỉ những người nổi tiếng, cánh truyền thông, người làm trong các mảng nghệ thuật khác nhau mà còn là một sự kiện thời trang gần như “cao cấp” nhất của ngành công nghiệp này, nơi mà các sản phẩm của các nhà thiết kế nổi tiếng nhất, tài hoa nhất được trình bày bởi những ngôi sao hàng đầu trên thế giới.
Chẳng ngoa khi Met Gala hay được gọi là “Oscars của ngành thời trang” với việc mỗi sự kiện sẽ đi kèm một chủ đề – và mỗi khi công bố đều là thử thách không hề nhỏ cho những người tham dự cũng như các nhà thiết kế phía sau.
Điểm mà Met Gala có thể trở thành một sự kiện đặc biệt nói chung và sự kiện thời trang nói riêng với điểm khác biệt đó là Story-telling của mỗi sự kiện là hoàn toàn khác nhau, nó tạo được sự tò mò với thị hiếu người xem : rằng với một chủ đề rất rộng như thế thì các sao và đội ngũ của họ cũng như fashion designer sẽ thể hiện như thế nào. Và để có được điều đó thì cần một cái đầu am hiểu không chỉ về thời trang mà còn là truyền thông – các bạn nghĩ tới ai rồi nhỉ? Đúng rồi, đó là Anna Wintour: tổng biên tập của tạp chí thời trang quyền lực bậc nhất thế giới Vogue.
Với một người có tầm nhìn xa và sự am hiểu như là Anna Wintour thì chắc chắc Met Gala không thể là một sự kiện bình thường như các sự kiện khác. Đối với bản thân mình thì sự kiện bản chất cũng là một hoạt động kinh doanh và truyền thông – trong bối cảnh mà có rất nhiều sự kiện lớn nhỏ diễn ra ở nền công nghiệp thời trang này thì điểm khác biệt cũng rất quan trọng để khiến người ta nhớ về nó, nói về nó. Giá trị cốt lõi của Met Gala gắn liền với thời trang và đồng thời tương đồng với cái danh “Bảo tàng nghệ thuật Metropolitian” đó chính là nó tôn vinh nghệ thuật trong thời trang, những nét lịch sử văn hoá đi kèm. Nhiều chuyên gia thời trang nhận xét rằng Met Gala là một trong những thảm đỏ định hướng người tới tham dự theo một chủ đề có sẵn và mang tới xu hướng – trong khi đó nơi khác thì chỉ là sự tâng bốc hời hợt cho nhau.
Rõ ràng một điều rằng – để có được highlight và nhận được sự đánh giá thì chỉ “trông đẹp” là không đủ. Cũng giống như việc không phải là tới Met Gala là chỉ cần lồng lộn, quyến rũ là sẽ được khen như nhiều sự kiện khác mà cái đáng nói ở đây đó là phân tích và nắm bắt chủ đề của từng năm để từ đó tôn vinh được những giá trị không chỉ trong nghệ thuật mà thời trang. Có lẽ ngoài sàn Catwalk thông thường thì MetGala là nơi mà thời trang một cách thuần khiết được thể hiện. Hoặc nếu có truyền thông nhảy vào thì chí ít là nó đẹp hay có một giá trị nào đấy tương ứng.
Chính vì lí do đó mà Met Gala trở thành địa điểm hướng tới của nhà thiết kế thời trang – giống như một cuộc thi không chính thức giữa nhà này và nhà kia, giữa nhà thiết kế này và nhà thiết kế kia. Một cách humble (không lộ quá nhiều danh tính hay câu chuyện) mà lại vô cùng flexxing (Flex’ dựa trên người mặc chúng là ai, chúng có đẹp hay không?). Có những thứ đã trở thành tiêu chuẩn, thành một thứ mà người ta mong đợi như duo giữa Timothee Chalamet và Haider Ackermann – một thứ mà giờ đây nhiều nam diễn viên nào cũng lấy đó làm tiêu chuẩn để xuất hiện tại các sự kiện. Tại đó không có những kiểu đại trà, đại chúng mà là những ý tưởng sáng tạo, những tay nghề điêu luyện và mọi người đều nhìn vào nó, yêu thích nó hoặc nói về nó. Đó là một sự tôn vinh tới thủ công – tới những chi tiết mà không phải là logo thương hiệu hay độ mainstream của chúng.
Ngôi sao thì thường có cái tôi rất lớn và cũng chẳng có gì lạ lẫm gì nếu họ muốn thể mình là ngôi sao của buổi tiệc thế nên nó kích thích sự sáng tạo, yêu cầu cao về thời trang của các nhân vật xuất hiện tại sự kiện. Mặt bằng chung như vậy sẽ khiến thời trang “cao cấp” theo đúng nghĩa của nó. Cái hay của Met Gala là “tiêu chuẩn hoá” được điều này để các nhà thiết kế thời trang và những người xuất hiện ở đó được tự do thử sức sáng tạo và khả năng sử dụng ngôn ngữ thiết kế/thời trang của mình để thể hiện bản thân (Thứ duy nhất ràng buộc đó chính là chủ đề). Vốn trong kỉ nguyên 4.0 này thì việc những người nổi tiếng thường chọn những giải pháp an toàn hoặc các thương hiệu nổi tiếng nhiều người biết để có được sự nhận diện và không bị báo chí nhảy vào. Đúng vậy, xuất hiện trên thảm đỏ còn là một sự kiện hoạt động mang tính thương mại và kinh doanh và chẳng ai muốn mắc sai lầm – thế nên Met Gala với bản chất của nó vốn là như thế thì sẽ mở cộng cho các người nổi tiếng và cộng sự của họ thể hiện được nhiều hơn.
Quay trở lại chủ đề của năm nay là “Karl Lagerfeld: A Line of Beauty” thì rõ ràng Met Gala kì này sẽ tôn vinh những di sản của Karl – một trong những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng và thành công nhất mọi thời đại. Nhắc tới Karl Lagerfeld thì chắc chắn có những cái tên như kiểu Channel, Fendi hay cả thương hiệu đồng tên ông. Trong suốt thời gian còn sống thì Karl Lagerfeld đóng góp rất nhiều trong việc định hình và phát triển nền thời trang đương đại thế nên những ai sử dụng chủ đề này có thể khai thác được nhiều rất khía cạnh khác nhau của ông. Có thể là những thời điểm ban đầu mới vào ngành, có thể là lúc cụ đang thể hiện bản thân hoặc là lúc cụ đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp. Tất nhiên là không phải theo kiểu documentary truyền thống chán ngắt mà sẽ vận dụng một cách sáng tạo hơn.
Thực tế rằng, sẽ rất buồn chán nếu cứ chỉ tìm hiểu một cách bề mặt trên những gì mà cụ Karl làm – nếu không chúng ta sẽ dường như chỉ xem một show Chanel trên thảm đổ Met Gala (Hoặc Fendi, whatever). Thế nên ở một đề bài “vừa mở vừa kín” như này sẽ phụ thuộc vào cách những celebs và fashion designer giải ra làm sao và từ đó đánh giá được mức độ chuyên môn và tinh tế của họ. Trong sự nghiệp của Karl ông đã từng làm việc ở Chloé, Chanel, Fendi, Jean Patou và thậm chí nếu xét xong những dự án lúc cụ còn là người học việc của Pierre Balmain.
Di sản của Karl Lagerfeld trải dài từ lúc cụ phát triển đến khi cụ mất và “được tính toán” nó lại thể hiện được những nét “Cổ điển – Hiện đại” và như một bản trường ca đặc sắc về sự thay đổi của nền công nghiệp thời trang cũng như tập tính của khách hàng. Và đó có thể là mục đích của Met Gala năm nay khi giao thoa giữa tính cổ điển của quá khứ và sự hiện đại của cuộc sống bây giờ – nghe rất trendy, rất đúng những gì mà chúng ta đang mặc đúng không. Và tất nhiên, ai cũng có thể nghĩ và diễn giải điều đấy – chỉ rằng thứ nào sẽ sâu sắc hơn, sáng tạo hơn mà thôi. Có lẽ chúng ta sẽ cùng chờ đợi vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng năm này. Ngày 1/5 này.