MỘT BỘ PHIM NƯỚC NGOÀI LÀM VỀ VIỆT NAM

by admin

Indochine (1992) của đạo diễn Régis Wargnier là bộ phim về Việt Nam dưới cái nhìn của người Pháp lúc bấy giờ. Phim không chỉ đứng dưới góc độ chiến tranh mà còn là tình yêu, ước mơ, khát vọng. Bộ phim đã chiến thắng Oscar và giải Quả cầu vàng cho phim ngoại ngữ hay nhất cũng như 5 giải César.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Indochine (1992) xoay quanh cuộc đời của hai mẹ con Eliane Devries (Catherine Deneuve) và Camille (Phạm Linh Đan). Eliane là một phụ nữ Pháp sống ở Việt Nam, nơi cha cô có một đồn điền cao su rộng lớn, mặc dù có nhiều người theo đuổi nhưng cô vẫn sống vậy và nhận Camille, một cô gái Việt mang dòng dõi vua chúa bị mồ côi từ nhỏ làm con nuôi. Hai mẹ con cùng nhau sống bình lặng tại Việt Nam trong những năm tháng thực dân Pháp đô hộ cho tới khi gặp viên sĩ quan hải quân trẻ tuổi Jean-Baptiste Le Guen (do Vincent Perez thủ vai). Vô tình và trớ trêu thay, cả Eliane và Camille đều phải lòng viên sĩ quan. Nhận ra tình cảm của con gái, Eliane đã chôn vùi tình cảm cá nhân riêng của mình, nhưng với Camille, khi đó đã được sắp đặt hôn lễ với một thanh niên quyền quý khác, cô sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi của con tim.

Để ngăn cản con khỏi một cuộc hôn nhân không lối thoát, Eliane đã sắp xếp để Jean-Baptiste được điều đi làm việc tại một khu vực khác. Bằng mọi giá, Camille bỏ trốn để tìm người tình trong mộng. Trong suốt hành trình tìm kiếm Jean-Baptiste, Camille chu du qua những vùng đất, gặp gỡ những con người cô chưa từng được biết đến mà vốn vẫn hay gọi bằng hai tiếng thân thương “quê hương”. Từ đây, Camille nhận ra được cái tôi cá nhân ẩn chứa sau dáng vẻ tiểu thư khuê các của mình là gì, tinh thần tự tôn và lòng yêu nước khiến Camille dần giác ngộ cách mạng.
Gặp lại người tình và cùng nhau bỏ trốn, Camille đã kịp mang trong mình dòng máu của chàng sĩ quan trẻ tuổi. Sau cái chết của Jean-Baptiste, con trai của hai người được Eliane nhận nuôi, còn Camille đi theo cách mạng. Bộ phim kết thúc với hình ảnh hai mẹ con Camille đoàn tụ tại Hội nghị Geneve 1954, cũng là khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc.

MỘT BỘ PHIM VỀ QUÁ KHỨ ĐAU THƯƠNG CỦA VIỆT NAM
Lấy bối cảnh của đông dương trước năm 1954, đó là thời kì mà 3 nước trên bán đảo đông dương là Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc sự cai trị của Pháp. Khác với những bộ phim về tư liệu chiến tranh khác Indochine không mang đến bom đạn hay cuộc bắn giết giữa 2 nước, bộ phim cũng không đi vào quá sâu những cuộc chiến tranh khốc liệt,. Thay vào đó bộ phim mang nặng hơn về tư tưởng, đường lối cách mạng, và đặc biệt hơn hết là sự đau thương mất mát, sự cùng cực của người dân Việt Nam. Khi xem phim bạn sẽ thấy rõ nét hơn những hoàn cảnh, cuộc đời của những người đi trước để đổi lấy được nền hòa bình, mảnh đất mà chúng ta sống ngày hôm nay. Sự đau thương ấy được nhìn nhận 1 cách chân thực nhất mà không một cuốn sách lịch sử nào có thể mang lại.

MỘT “ĐÔNG DƯƠNG” CỦA TÌNH YÊU TRONG CHIẾN TRANH

  • Tình yêu giữa hai người khác biệt về đất nước
    Câu chuyện tình yêu đáng trân trọng giữa Camille và Jean Baptise tồn tại thật đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam. Camille là một cô gái với tuổi trẻ mãnh liệt, cô yêu hết mình và vượt qua mọi định kiến, mọi phong tục, từ bỏ tất cả những thứ sa hoa để lên đường đi tìm kiếm tình yêu của bản thân mình. Jean Baptise là một chàng sĩ quan người Pháp, anh cũng vì tình yêu đã phản bội lại nhiệm vụ mà nước Pháp đã giao cho anh để cứu người con gái mình yêu và cùng cô vượt qua rất nhiều khó khăn. Tình yêu dù trong hoàn cảnh nào cũng sẽ tồn tại và mãnh liệt hơn hết.
  • Tình cảm gia đình thiêng liêng
    Nhân vật Eliane là hình ảnh điển hình của một người mẹ thương con, luôn suy tính cho con cái trăm bề hạnh phúc, một người mưu cầu sự bình yên cho gia đình hơn là những gì con tim mong muốn. Khi Eliane biết tin Camille bị bắt vào tù vì ngả theo cộng sản của Việt Nam, bà đã ở lại Đông Dương thay vì quay trở lại Pháp, bà muốn giữ lại cho Camille đất đai, tài sản và cả đồn điền cao su để cô có một cuộc sống sung túc sau khi ra tù. Eliane bỏ ngoài tai những lời chỉ trích của người Pháp dành cho bà và cho cả đứa con gái Camille của mình. Mọi điều Eliane đã làm đều xuất phát từ tình mẫu tử cao đẹp, dù hai người họ chẳng có mối quan hệ ruột rà nào

Tình yêu nước sâu sắc
Trong cái tình yêu nhỏ bộ phim tồn tại một tình yêu lớn hơn, tình yêu không chỉ tồn tại giữa người với người, mà trong “Đông Dương” tình yêu còn là với đất nước, đồng bào và cả một dân tộc được thể hiện qua nhân vật Camille. Trong thời lượng 2 tiếng phát sóng, đạo diễn người Pháp đã tôn vinh tình yêu nước của Camille thật chân thật, mãnh liệt. Chính tình yêu nước nồng nàn ấy là chìa khóa để Việt Nam có nền độc lập tự do như ngày nay và để lại “một Đông Dương đã chết” trong quá khứ.

Nguồn tham khảo: vnmedia, bloganchoi

You may also like

Leave a Comment