N kiểu thể hiện tình yêu của chó với bạn – Giáo trình cẩu ngữ, bạn đã “qua” chưa?

by admin

1. Dựa vào người bạn
Lúc bạn đứng, bé dựa người vào chân bạn; lúc bạn nằm nghỉ trên sofa, bé cuộn người bên cạnh bạn. Có thể bé cũng rất hưởng thụ khoảng thời gian chơi một mình nhưng chắc chắn là bé thích ở chung với bạn nhất. Lúc các bạn ở trong một môi trường xa lạ, bé sẽ luôn cọ mông vào chân bạn, luôn ở bên cạnh bạn.
Bé quay mông lại cọ vào người bạn là do bé tin tưởng bạn nhất, bạn là hậu phương mà bé có thể dựa dẫm. Bạn có phát hiện ra rằng, lúc bạn đưa em chó nhà bạn đến bệnh viện thú cưng, bé rất thích quay mông lại với bạn rồi nhìn bác sĩ với vẻ cảnh giác không?
Nhất là khi bé cố ý gác đầu lên chân hoặc đùi bạn thì chắc chắn là bé đang làm nũng bạn rồi đấy.
Khi bé làm thế, bạn cũng có thể dùng cơ thể đáp trả lại tình yêu của bé, ví dụ như: Gãi tai, xoa đầu, xoa bụng bé, nhẹ nhàng khen bé cũng được á.
2. Rất thích ngủ với bạn!
Chó rất thích ngủ với bạn, không chỉ vì giường của bạn nằm thoải mái ổ nhỏ của bé mà là bé xem bạn như người nhà đáng để ỷ lại nhất. Các em chó luôn nghĩ, người nhà là phải ngủ chung với nhau, như vậy mới có cảm giác an toàn.
Còn về chuyện đáp lại, nếu như bạn thật sự không thể để bé cùng bạn say giấc mộng đẹp thì cũng có thể suy nghĩ đến chuyện kéo ổ nhỏ của bé đến cạnh giường bạn, bé cũng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc đấy.
(Em chó nhỏ nhà bạn tôi là kiểu “chuyên gia ngủ chung” cực chuyên nghiệp. Nửa đầu của đêm thì ngủ cùng bố mẹ cô ấy, nửa sau của đêm thì ngủ cùng cô ấy. Như thế cũng là một em chó công bằng thuộc cung Thiên Bình rồi. Còn Tiểu Thạch Đầu nhà tôi, hai hôm trước bé cứ muốn phải ngủ chung phòng với tôi bằng được, nhưng đến nửa đêm lại không chịu nổi nữa, cảm thấy ổ nhỏ của mình thoải mái hơn nên đã lẳng lặng về phòng khách ngủ rồi…)
3. Lúc bạn rời đi có thể yên tâm ở chơi mình!
Rất nhiều người có ấn tượng sai lầm như thế này: Mỗi khi tôi rời khỏi đó, cho dù không lâu thì chó nhà tôi cũng sẽ buồn bã tới mức không ngừng gào thét, tuyệt thực khó chịu, thậm chí là phá phách nhà cửa cho đến khi tôi quay về. Có phải là bé yêu tôi quá hay không?
Thật ra, những điều trên chứng tỏ một điều em chó ấy cực kỳ thiếu thốn cảm giác an toàn. Mỗi khi bạn rời đi, suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bé đó là: Cô ấy/anh ấy không về nữa rồi! Mình vô dụng quá rồi, thôi xong cmnr!
Ngược lại, nếu lúc bạn rời khỏi nhà, bé chỉ lặng lẽ nhìn theo bạn, sau khi bạn đi khỏi, bé chỉ cắn đồ chơi một cách nhàm chán hoặc ngủ một xíu, thỉnh thoảng lại nhìn xem bạn đã về chưa thì lại thể hiện rằng bé thật sự rất tin tưởng bạn, bạn cho bé cảm giác an toàn. Bé tin rằng sớm muộn gì bạn cũng sẽ về đoàn tụ với ẻm.
4. Sau mỗi cuộc chia ly ngắn ngủi, bé sẽ dùng toàn bộ sự nhiệt tình của mình để chào đón bạn trở về.
Vẫy đuôi, điên cuồng liếm mặt bạn, thậm chí kích động đến mức nhảy lên người bạn, lúc nào cũng đi theo bạn, đuổi theo bước chân của bạn, mong đợi lại được cùng bạn trải qua một quãng thời gian tươi đẹp nữa!
(Còn cái loại nhảy từ tầng ba xuống trúng gáy bạn rồi đưa bạn thẳng đến bệnh viện… thì thôi :v)
5. Rất muốn chơi với bạn!
Cùng chơi đùa là hoạt động không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của các bé chó, kể cả là giải trí thì cũng để rèn luyện và bồi dưỡng các kỹ năng.
Nếu như ở trong phòng mà bé vui vẻ đến mức chạy loạn lên, luân phiên tha hết các loại đồ chơi đến chỗ chân bạn thì không còn nghi ngờ gì nữa, bé đang mời bạn cùng chơi với bé đấy.
Có một tư thế mời chơi điển hình giữa các em chó với nhau như thế này: Nằm trên mặt đất, mông hơi nhô cao, đuôi vui mừng vẫy vẫy, miệng há thoải mái, bước chân khoan khoái.
Một khi các chó làm ra tư thế này, đồng thời vui mừng chạy tới chạy lui, thậm chí là sủa một hai tiếng thì đừng sợ hãi, bé chỉ muốn nói với bạn là: “Đến đây cùng vui vẻ nào, tui không có ý xấu gì đâu nhá!”
Bạn có thể “quần nhau” với bé trên thảm, chơi kéo co, nhặt bóng,… với bé, đưa bé ra ngoài lượn vài vòng cũng là một kiểu thư giãn tuyệt vời.
Nhưng chú ý phải uốn nắn hành vi chơi đùa sai lầm của các em chó một cách kịp thời, ví dụ như cắn tay, cắn giày, cắn quần áo,…
Mặc dù giữa các em chó với nhau, trò chơi dùng miệng bắt chước chiến đấu là đơn giản và thú vị nhất nhưng nhất định không được tạo thành cho bé thói quen cắn người.
6. Như hình với bóng, biến thân của chúa nhìn trộm!
Ai từng nuôi chó đều từng có kiểu trải nghiệm này: Khi bạn ngồi trên bồn cầu, trong lòng lại không thể nào bình tĩnh được. Trong bóng tối, dường như có một đôi mắt đang lặng lẽ nhìn bạn chằm chằm.
Đúng vậy, ẻm lại đến rồi!
Thật ra các em chó chỉ cảm thấy bé với bạn đã quá thân thiết, không muốn bỏ qua bất cứ chuyện gì của bạn mà thôi. Yêu bạn mới quan tâm bạn đó.
Nếu ở chỗ vui chơi, bé đang hưởng thụ khoảng thời gian tự do chạy nhảy khi được tháo dây xích, nhưng thỉnh thoảng bé cũng sẽ quay đầu nhìn bạn, nhìn xem có phải bạn vẫn đang ở nơi xa xa, có phải mọi chuyện vẫn đang tốt đẹp không, điều này cũng chứng tỏ tình yêu và sự quan tâm của bé dành cho bạn, đồng thời bé cũng tin rằng bạn sẽ là hậu phương vững chắc của bé.
7. Sự quan sát chăm chú của tình yêu!
Chú ý, điều này chỉ đúng với các em chó và chủ nhân đã xây dựng được tình cảm ổn định! Chó lạ mà nhìn chằm chằm một ai đó thì chính là biểu hiện của sự tuyên chiến và ra oai!
Nếu là lúc bạn đang ăn gì đó thì… không tính :v
Nếu em chó của bạn thường lặng lẽ nhìn bạn, thậm chí có thể nhìn rất lâu mỗi lúc bạn nghịch điện thoại hoặc đang nghỉ ngơi, điều này cũng dễ lý giải thôi, làm gì có ai lại nhìn chăm chú một người mà mình không thích hoặc sợ hãi chứ? Chắc chắn là chỉ nhìn chăm chú người mình yêu thầm thôi nha :))))))))))
Bất kể tôi có ngồi đâu thì chắc chắn Tiểu Thạch Đầu của tôi sẽ ở một vị trí và góc độ vừa hay có thể nhìn thấy tôi, tốt nhất là lúc bé ngủ gà ngủ gật, vừa mở mắt là có thể nhìn thấy tôi. Chắc chắn đây là một loại kỹ năng sống.
8. Thoải mái nhất là khi ở bên cạnh bạn!
Chỉ cần ở bên bạn, tai của ẻm sẽ thả lỏng, vẻ mặt thoải mái, thỉnh thoảng còn hơi le lưỡi, để lộ ra nụ cười đáng yêu. Có lúc, đuôi của bé còn vẫy vẫy, điều đó chứng tỏ bé đang cực kỳ thoải mái và vui vẻ.
Tư thế thoải mái hơn nữa chính là nằm nghiêng người, bốn chân thả lỏng, dám để lộ bụng.
Đương nhiên, một tư thế cực kỳ thoải mái đó chính là bốn chân chổng ngược lên trời rồi!!!
(Tư thế thoải mái và làm nũng hơn hơn như thế nữa là vừa giơ chân bốn chân lên trời vừa lăn qua lộn lại á, nhìn bạn một cái là lại lăn lộn, ý của bé là: Chủ nhân, lão đại, mau đến xoa bụng em điiiiiii!!!)
9. Vươn vai với bạn!
Em chó vừa đi về phía bạn vừa chậm rãi giơ hai chân trước lên bám vào người bạn rồi bắt đầu vươn vai…
Đầu cúi thấp, hơi thò về phía trước, chân trái chân phải chậm rãi nhào lên giẫm nhẹ mấy cái.
Đây là một kiểu làm nũng rất tiêu chuẩn, ẻm đang sợ rằng bạn không nhìn thấy ẻm, một kiểu làm nũng trần trụi luôn đó!
Có khá ít người biết điều này nhưng thật ra đây lại là tư thế làm nũng mà các em chó cực kỳ hay dùng. Chú ý, tư thế vươn vai làm nũng này của bé chắc chắn là phải làm với bạn, chính là kiểu làm để cho bạn xem ấy, làm xong bé sẽ lập tức cầu mong sự đáp lại. Nếu bé không nhìn bạn mà chỉ vươn vai, vậy thì chỉ là bé muốn vươn vai thôi, đừng nghĩ nhiều!!!
10. Bị lây ngáp từ bạn!
Mức độ ăn ý này đòi hỏi yêu cầu khá cao.
Có thể mọi người đều biết, người với người sẽ lây ngáp cho nhau. Nhưng thật ra, chủ nhân mà ngáp thì cũng có thể lây cho chó của mình đấy, vi diệu chưa?
Lần sau các bạn có thể quan sát thử, nếu chó của bạn đang nhìn bạn một cách say đắm, bạn có thể ngáp thử một cái xem bé có ngốc nghếch học theo bạn không nhé, thú vị lắm đấy.
Trước mắt, Tiểu Thạch Đầu chỉ bị tôi lây ngáp một lần thôi, hahaha.
11. Liếm tay và mặt bạn!
Động tác này của bé có thể bao gồm rất nhiều hàm nghĩa:
Thứ nhất: Kính trọng bạn, thể hiện sự phục tùng đối với bạn, gãi ngứa cho bạn.
Thứ hai: Coi bạn như mẹ, cực kỳ yêu bạn.
Thứ ba: Muốn biết bạn giấu ẻm ăn gì.
Hoặc khi bạn tỏ ra không khỏe, bé sẽ dùng cách này để thể hiện sự quan tâm dành cho bạn, lúc bạn ngất đi, bé sẽ dùng cách này để thử đánh thức bạn.
12. Muốn được bế bồng!
Thật sự không phải là làm chuyện kỳ lạ gì đâu… người ta vẫn còn là một bé cưng, chỉ muốn được bế thôi…
Hôm đó tôi nghe thấy hàng xóm ở tầng dưới chào hỏi nhau như thế này:
A: Chào buổi sáng! Ồ, lớn thế này mà vẫn đòi bế à?
B: Biết sao được bây giờ, cứ bắt phải bế cơ, không bế không chịu đi.
Nghe đến đây, tôi chắc chắn là một vị nào đó đang bế con đi chơi, nhưng lúc tôi thò đầu ra nhìn thì, ôi đựu! Một em chó Samoyed trắng béo mập, cao bằng nửa thân người đang được chủ nhân của ẻm bế trong lòng! Mấy chục cân thịt chứ ít gì!
Thật ra chó đòi bế là một hành động làm nũng cực kỳ thường thấy, nhất là khi những em chó cỡ nhỏ ở bên ngoài gặp phải người hoặc chó khác khiến ẻm sợ thì phần lớn đều sẽ bổ nhào đến chân của chủ nhân muốn được bế. Khi bác sĩ thú y đi về phía Tiểu Thạch Đầu, ẻm cũng sẽ đòi tôi bế.
Có em chó nghe hiểu khẩu lệnh “bế”. Chỉ cần bạn nói ra từ này, bé sẽ ngoan ngoãn đứng giơ hai chân trước lên đợi bạn đến bế , có phải đáng yêu giống như các bạn nhỏ không nào?
13. Phát ra âm thanh giống như “tiếng thở gấp”
Loại âm thanh này giống nhu tiếng hừ hừ, giống tiếng thở gấp nhưng thanh đới gần như không phát ra âm, nếu không đến sát sẽ không thể nào nghe thấy được. Lúc các em chó gãi ngứa, nếu cảm thấy cực kỳ thoải mái thì các bé cũng sẽ phát ra âm thanh như thế này!
Lúc bạn bế em chó của bạn vào lòng, bé lập tức phát ra âm thanh này (có phải rất giống tiếng mèo khò khè không?), vậy chứng tỏ bé thật sự rất thích bạn đấy!
Trên đây là n cách nói “yêu bạn” trong giáo trình cẩu ngữ, em chó nhà bạn trúng được mấy điều? Ngoài ra, ẻm còn có cách thể hiện tình yêu nào khác biệt không?

You may also like

Leave a Comment