Đến thời điểm này chúng ta đều biết rằng không phải cứ mặc nhiều đồ lên là sẽ đẹp, là sẽ trông thời trang. Không phải là cứ quất đồ hiệu đắp đắp lên người là sẽ trông sang, là trông “Hiệu”. “Tiền không thể mua độ sang của bản thân” – dù có nhiều tiền thì cái tư duy sử dụng sản phẩm, sắp xếp layers cũng như hiểu được bản thân, chất liệu để tôn dáng và tôn được các sản phẩm xếp lớp lên nhau không phải là dễ dàng mà có được. Có tiền là một chuyện – là một lợi thế rất lớn nhưng mình không chắc chắn về việc nó có song hành với độ sang hay không? Hay như các bạn hay nói rằng là “Thời trang đẹp” hay không?
Nghệ thuật chọn chất liệu khi phối các lớp lang lại với nhau không phải là thứ gì cao siêu khó hiểu mà nó là sự tinh tế và thấu hiểu để vừa tôn được giá trị của sản phẩm thời trang (nổi tiếng hay không nổi tiếng) để từ đó tôn lên giá trị của trang phục mình đang mặc, vừa tôn được hình thể và ngôn ngữ thời trang cá nhân của bản thân.
Mình đã từng gặp nhiều người, họ có thể bỏ số tiền lên chục triệu để mua một cái áo Rickowens bên ngoài, một cái jacket của Saint Laurent Paris, một cái trench-coat BBR.. Một layer phổ thông bên trong là 1 chiếc tee hay hoodie nhưng điều đáng nói ở đây là vì 1 lí do gì đấy, lớp bên trong (Là tee hay hoodie) những người sử dụng lại mặc một sản phẩm có một chất lượng dù là chỉ nhìn vào mắt thường cũng thấy nó tệ, không tương xứng với chất liệu của outerwear (áo khoác) bên ngoài. Màu sắc cũng lệch pha khiến cho giá trị của chiếc áo ngoài dù đắt bao nhiêu cũng giảm đi rất nhiều , hoặc tổng thể hơn là cái sự đẹp của tổng thể outfit bị sụt đi trầm trọng. Tương tự với quần và giày cũng thế.
Giải thích cho lí do trên thì mình xin được phép phiến diện như thế này. Đó là sự cân đối tài chính không hiệu quả. Đầu tư một số tiền cho các sản phẩm outerwear rõ ràng là không rẻ và đây là 1 điều hoàn toàn đúng đắn, nhưng vì quá gồng nên với budget của mỗi người mà các bạn (đa phần là trẻ) tập trung cho đúng 1 sản phẩm thời trang duy nhất mà quên mất rằng để làm 1 outfit trở nên đẹp là cần sự cân đối và hài hòa giữa màu sắc, chất liệu và thiết kế của từng phần nhỏ trong bức tranh lớn. Áo khoác, áo trong, quần, giày, phụ kiện…nên có sự hài hòa và thống nhất về bảng màu, về chất liệu. Rõ ràng dù chúng ta mặc áo khoác ngoài đẹp đến đâu nhưng chiếc áo phối bên trong vải kém, nhão, mất form thì cũng không thể nào nhìn sang được. Vậy thì kết quả cuối cùng cũng là kém thôi.
Giải pháp đó là nên cân đối về tài chính trước, vẽ ra layout về phối đồ bạn sẽ mặc hay đầu tư cho bản thân mình. Sau khi có được bức tranh hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ đề cập tới số tiền mà chúng ta có trong tay. Để làm gì, để với số tiền đó các bạn sẽ tham khảo và đưa ra các options (Lựa chọn) sao cho phù hợp nhất với budget, có các thương hiệu nào không có khác biệt về màu sắc/chất liệu quá lớn mà vừa túi tiền để đạt hiệu quả tốt nhất. Thay vì mua một cái jacket 20tr mặc một cái tee 500k/600k thì sao chúng ta không đổi sang một cái jacket 15tr và một cái shirt + long sleeves ~ 5tr đồng. Đây là sự cân đối về chất liệu và tài chính bản thân cho phù hợp.
Tiếp theo đó là vibing hay sang mồm, xu hướng hơn là các bạn gọi là aethestic. Layer hay gì đi chăng nữa thì mỗi một fits các bạn mặc ra ngoài đường đều thể hiệ 1 tinh thần thời trang nhất định. Cho nên việc tinh tế và nghệ thuật ở đây đó là pick-up và phối những sản phẩm thời trang nào có được sự đồng nhất về thiết kế (Không cần quá giống) nhưng nó sẽ là bổ trợ lẫn nhau. Thay vì 1 cơn sóng to đùng rồi im phắc thì chúng ta chọn các cơn sóng nhỏ, các lớp nhỏ nhưng đánh đều – đánh liên tục thì người xem sẽ cảm nhận được hiệu quả tốt hơn. Bạn có thể mặc gì bạn thích – nhưng nó cần phải thể hiện được 1 ngôn ngữ/1 tinh thần chung nhất định được. Bạn thích mặc oversize nhưng lại đeo chéo ngang một chiếc túi thắt lại phần rộng đó thì khác gì cái bánh chưng bó lạt không. Kiểu là như vậy, mọi chi tiết, mọi lớp đều liên quan đến. Để dễ hình dung hơn thì các bạn hãy coi cách phối layer của các thương hiệu lớn, các fashion designer rõ ràng đã dạy ngầm cho chúng ta về cách họ phối layer như thế nào.
Màu sắc:
Đây chính là nơi để bạn thể hiện được góc nghệ thuật và khả năng cảm màu của mình. Đối với mình 1 layer outfit đẹp là có sự chuyển màu từ trên xuống dưói, từ trong ra ngoài, từ quần áo tới phụ kiện, từ da của người mặc/tóc của người mặc đến quần áo. Nó có thể là bổ trợ lẫn nhau như 1 pantone palette hay có thể tạo ra được sự tương phản để làm nổi trội các sản phẩm đặc biệt mà người dùng muốn hướng tới. Đó là điều nghe đơn giản nhưng khá ít người làm tốt tại thời điểm hiện tại. Những chi tiết nhỏ như màu của gọng kính, màu của khuyên tai, của cái nhẫn, của cái túi/cặp hay cả đôi vớ, họa tiết/graphics trên áo/giày cũng liên quan mật thiết đến nhau. Như mình luôn nói, chi tiết nhỏ gộp lại thành hiệu ứng to.
Nhưng về màu sắc còn phụ thuộc vào một điều nữa đó là chất liệu. Màu đen muốn sang cũng có thể sang nhờ các chất liệu khác nhau, còn những màu đặc thù như xanh lá hay tím Peri thì còn đòi hỏi ác ôn về chất liệu đó nữa. Muốn sang thì chất liệu phải tốt, giống như sơn một bức tường vậy – sơn thì dễ nhưng sơn đó là sơn gì, sơn loại nào để tường trông đẹp thì lại là 01 câu chuyện hoàn toàn khác vậy. Chất liệu luôn là xương sống của bất kì sản phẩm thời trang nào. Giống như 1 ai đó, màu sắc ừ thì có xu hướng, có đậm chất phối đi nhưng chất liệu dở – chất liệu phèn thì màu của cả trang phục nhìn vẫn không ổn.
Và độ thoải mái, không gian cho da con người để “thở”, để “hoạt động”:
Thông thường chúng ta sẽ có 3 lớp layers:
Inner Layer:
Là lớp trong cùng, lớp này là lớp tiếp xúc với da. Nên phải chọn chất liệu nào đó thoải mái với da, với cơ thể, thấm hút mồ hôi – giúp người mặc chuyển động dễ dàng hay không bị hầm hoặc giữ ấm được tùy mục đích.
Vì mình đang ở Sài Gòn nên khí hậu khá nóng bức nhưng ở Hà Nội thì có mùa đông với gió mùa Đông bắc sẽ lạnh hơn hoặc các bạn du học sinh ở những vùng ôn đới sẽ được trải nghiệm nơi có Tuyết. Các bạn thường nghĩ Cotton sẽ là chất liệu tốt để làm lớp trong này nhưng chưa chắc . Bông có đặc tính là hút nước cực kì nhiều, hấp thụ tới 7% trọng lượng của nước nên nếu chúng ta chọn mặc lớp trong là 100% cotton thì khi ra mồ hôi lớp vải cotton sẽ trở nên nặng nề và tạo cảm giác khó chịu. Trong khi Polyester chỉ có là con số 4%. Ở môi trường nóng như Sài Gòn thường chuộng Cotton pha Poly hoặc một dạng là Wicking Poly khi nó tác dụng hút hơi và tỏa ra ngoài – tạo ra sự mát mẻ và khô ráo. Nhưng vì do cotton rẻ nên vẫn thường được ưa chuộng hơn. Lụa (silk) vẫn luôn là 1 chất liệu tối thương là lớp trong nhưng vì giá thành khá đắt và khó bảo quản, giữ ấm kém nên ít thương hiệu Việt Nam hiện tại khai thác chất liệu này. (Ngoại trừ các thương hiệu cao cấp.
Middle Layer
Là lớp giữa, có trách nhiệm chuyển giao màu sắc giữa lớp trong và lớp ngoài – tạo độ “dày” cho outfit. Chất liệu của lớp giữa nên mỏng hay thiết kế vừa đủ -không quá giày và có độ flex để co giãn theo cơ thể. Trong khi lớp trong cùng sẽ bám vào cơ thể nhất, lớp ngoài đóng khung outfit thì lớp giữa sẽ là lớp tạo độ “Động” cho chúng ta khi di chuyển. Có thể thấy thông thường lớp giữa chúng ta thường chọn các long shirt, knitwear mỏng và tôn vào phần giao thoa màu sắc giữa lớp trong và lớp ngoài.
Outer Layer
Là lớp ngoài, những sản phẩm “hạng nặng” đóng khung và thể hiện bề mặt nổi nhất cho trang phục của chúng ta. Vì phô ra nhiều nên đây chính là nơi chúng ta nên đầu tư chất liệu tốt nhất, bền bỉ nhất và sang nhất. Vì cũng là nơi tiếp xúc với các điều kiện bên ngoài (nắng, mưa, gió, bụi, va quẹt…) nên chất liệu phải đủ độ “cứng” để chống chọi những điều trên. Bên cạnh đó, yếu tố về vệ sinh và bảo quản cũng là 1 điều nên để tâm tới. Tùy thuộc vào tinh thần của outfit mà chúng ta sẽ chọn các outerwear khác nhau. Khi nhắm kiểu classic thì các bạn nhắm kiểu trenchcoat/blazer/crop jacket các thứ thì đa phần chất liệu là cotton hoặc premium material, kiểu là dân bike, punk/rock thì bên ngoài là premium leather, còn với dân hiking hay khái niệm gì mới gần đây ý nhỉ? Gorpcore. Đối với bản thân mình nó là tech-wear more fashion thì các chất liệu sẽ phải phù hợp cho việc chống được băng giá, giữ ấm cho cơ thể và chống mất nước cũng như thấm nước vào bên trong.
Waterproof, gore-tex etc rất rất nhiều các công nghệ về chất liệu vải phù hợp.
Đây chỉ là bề nổi nhưng để có sự tinh tế trong việc phối layer thì chúng ta cần một sự tỉ mỉ, cẩn thận tới chi tiết nhỏ nhất và am hiểu căn bản về thứ thời trang mình đang mặc.