NGƯỜI TRẺ HIỆN NAY: LÀM GIÀU HAY LÀM MÀU

by admin

Tôi đã từng thấy một người bạn Đại học của mình đòi bằng được mẹ mua chiếc điện thoại xịn nhất mặc dù nhà không có điều kiện, tôi đã từng chứng kiến những “con n.ợ” hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn cố gắng sắm cho mình chiếc điện thoại mới nhất, bộ quần áo đắt tiền và chiếc xe hàng hiệu. Và rồi tôi nhìn cuộc sống giản dị đến mức “tối thiểu” của tỉ phú Mark Zuckerberg mà tự đặt câu hỏi: “Điều gì đang xảy ra thế này? Rốt cuộc người trẻ đang làm màu hay làm giàu?”

Sự bùng nổ của thế giới ảo và áp lực “đồng trang lứa”
Đã bao giờ bạn thấy ai đó than thở về áp lực, khó khăn khi kiếm tiền chưa? Câu trả lời là “có” nhưng rất ít, thay vào đó họ thích “show” thành quả hơn – những cái mà ai nhìn cũng ước mơ, và đặc biệt “trúng tim đen” của người trẻ. Thử hỏi ai trẻ mà không thích quần áo đẹp, giày xịn, điện thoại mới? Nhưng cộng hưởng với yếu tố mạng ảo, áp lực “đồng trang lứa” là nhân tố “then chốt” cho hiện tượng này với quan niệm “Người ta có mình cũng phải có”.

Sẽ thế nào khi những người xung quanh dùng Iphone 13 trong khi bản thân dùng iphone 7? Sẽ thế nào khi bạn bè có một tủ giày nhưng mình chỉ có một đôi sneaker không tên tuổi? Tự ti? Xấu hổ hay thấy bản thân thua kém? Và có vẻ như cách “sang” nhất để giải quyết vấn đề là đổ hết tiền tiết kiệm (thậm chí vay mượn thêm một chút) để sắm ngay Iphone 13 promax, mua ngay đôi giày Nike Jordan 7-10 triệu đồng!
“Cái tôi” cao ngất ngưởng của người trẻ

Đừng quên rằng phần lớn người trẻ có cái tôi rất lớn và cái tôi đấy luôn phải “đ.ấu tra.nh” với các ảnh hưởng, định kiến từ xã hội, kèm theo đó là khao khát để trở nên “khác biệt”. Tuy nhiên, nhà bác học Albert Einstein đã “xây dựng” 1 công thức về cái tôi và nó nói lên tất cả: Cái tôi=1/kiến thức, ông khẳng định rằng “kiến thức” và “cái tôi” luôn tỉ lệ nghịch với nhau, khi cái tôi càng lớn, kiến thức càng hạn hẹp.

Nghe thì có vẻ thật vô lý nhưng liệu “làm màu” có mang đến cho con người chút “lợi lộc” gì không? Có!

Mang cho bạn những lời khen “có cánh” từ những người xung quanh về món đồ đắt tiền bạn đang sở hữu, sự “phổng mũi” vì được bằng bạn bằng bè – được gọi chung là những thỏa mãn nhất thời. Nhưng, hãy dừng lại một chút và suy nghĩ xem rốt cuộc thì chúng ta nhận được gì từ sự “thỏa mãn” nhất thời ấy?

Có vẻ như kết quả thật sự là, chúng ta mất nhiều hơn được. Hãy tự đặt câu hỏi cho mình: Nếu bạn có sự “sang-xịn-mịn” ấy thì có chiếm được cảm tình của nhiều người hơn không? Nếu những người đến bên mình vì những thứ “bề ngoài” ấy thì liệu họ có thực sự “tốt” không? Giá trị của bản thân có tăng lên phần nào khi bạn làm vậy không? Câu trả lời là KHÔNG! Và thậm chí bạn đang đá.nh m.ất chính mình chỉ vì tô điểm cho vẻ ngoài mà quên mất “bồi đắp” cho bản thân ở bên trong!

Đó có lẽ chính là lý do giải thích cho sự đơn giản trong lối sống giản dị của “ông trùm” FB. Nàng thơ Emma Watson cũng đã từng khẳng định: “Mặc quần áo không nhãn hiệu và rẻ tiền không có nghĩa là bạn nghèo. Hãy nhớ rằng: Bạn có một gia đình để nuôi, không phải một cộng đồng để tạo ấn tượng”.

Tuy nhiên, người giàu luôn làm trái với số đông
Chưa một tỷ phú nào trên thế giới khẳng định rằng bản thân giàu vì chạy theo đa số (nếu vậy thì ai cũng trở thành tỷ phú hết rồi). Vì vậy từ hôm nay, hãy tập trung phát triển bản thân, nghĩ khác đi, đầu tư dài hạn và từ bỏ “cái tôi” để trở thành con người giàu về cả vật chất lẫn tinh thần thay vì “giàu hình ảnh”.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị
Ảnh: Hyystudies

You may also like

Leave a Comment