Ông này cho rằng phụ nữ có nhiều quyền sinh sản hơn nam giới

by admin

Có vẻ như ổng chưa bao giờ nghe tới cưỡng hiếp, và tại sao mà phụ nữ không phải lúc nào cũng có thể lựa chọn làm mẹ hay không.

____________________

u/KhanJrJr (36 points)

Đây là loại đàn ông la làng là phụ nữ nắm hết quyền nhưng lại từ chối đi thắt ống dẫn tinh

_____________________

u/HiddenKittyLady (30 points)

Nêu ra một quyền sinh sản mà đàn ông không có nào.

Ý tôi là độc quyền cho nam giới thôi á.

>u/Lasttoflinch (-15 points)

Trong hầu hết các thẩm quyền tài phán, đàn ông không có quyền pháp lý để quyết định chấm dứt thai kỳ, trong bất kỳ tình huống nào. Quyết định phá thai là dành riêng cho phụ nữ

>>u/pyritha (22 points)

Không đúng

Mọi người đàn ông mà có thể mang thai có các quyền, thậm chí là thiếu quyền, giống như phụ nữ khi mà có nhu cầu phá thai.

Còn những nguời đàn ông mà không thể mang thai, tất nhiên là họ không có quyền để quyết định chấm dứt thai kỳ hay không. Tại sao họ lại cần điều dó? Họ có phải là người mang thai đâu.

>>>u/Lasttoflinch (-2 points)

Còn những nguời đàn ông mà không thể mang thai, tất nhiên là họ không có quyền để quyết định chấm dứt thai kỳ hay không. Tại sao họ lại cần điều dó? Họ có phải là người mang thai đâu.

Có một số thẩm quyền tài phán (vd: ở các xã hội Đông Á) yêu cầu phải có sự đồng ý của người cha (để phá thai), nếu mà họ đang trong hôn nhân/đang trong mối quan hệ nghiêm túc với người mẹ và đứa trẻ đó là kết quả của sự quan hệ tình dục có đồng thuận. Nhiều người cha mong muốn con mình được sinh ra, thậm chí là họ phải nuôi con một mình. Trong các trường hợp dó, không hiếm người sẽ làm giấy tờ để huý bỏ trách nhiệm pháp lý của người mẹ lên đứa con.

Ngoại trừ các trường hợp đã nói trên, các trường hợp khi mà đứa trẻ là kết quả của sự xâm hại tình dục, hoặc là người mẹ cố tình để thụ thai (deception perpetrated by the mother). Người cha (nạn nhân) không chỉ không có quyền pháp lý để chấm dứt thai kỳ, mà còn phải trả tiền trợ cấp nuôi con nếu nữ thủ phạm quyết định sinh con.

>>>>u/pyritha (18 points)

Có một số thẩm quyền tài phán (vd: ở các xã hội Đông Á) yêu cầu phải có sự đồng ý của người cha (để phá thai), nếu mà họ đang trong hôn nhân/đang trong mối quan hệ nghiêm túc với người mẹ và đứa trẻ đó là kết quả của sự quan hệ tình dục có đồng thuận.

Đáng sợ nhưng không bất ngờ chút nào.

Cái suy nghĩ mà một người đàn ông có thể sử dụng cơ thể một người phụ nữ trái với mong muốn của cô ấy suốt 9 tháng trời, rồi lại bắt cô ấy phải mạo hiểm mạng sống của mình hoặc ít nhất bị tổn thương thân thể, đôi khi những thương tổn đó là vĩnh viễn, để sinh con, chỉ vì hắn ta muốn có con, thật đáng ghê tởm.

Người cha (nạn nhân) không chỉ không có quyền pháp lý để chấm dứt thai kỳ, mà còn phải trả tiền trợ cấp nuôi con nếu nữ thủ phạm quyết định sinh con.

Điều đó thật không may, nhưng mà nó làm sao so sánh được với chuyện bị ép mang thai và sinh con? Nó đâu phải là vấn đề về quyền tự chủ cơ thể đâu.

>>>>>u/Lasttoflinch (-2 points)

Đáng sợ nhưng không bất ngờ chút nào.

Một vài trường hợp có dính líu tới việc mang thai có kế hoạch của các cặp đôi. Tôi có một người bạn không may mất đứa con gái của mình vì hôn thê của ảnh phá thai mà không thông báo với ảnh. Bà ấy ngoại tình rồi bỏ ảnh theo người thứ ba. Việc mang thai được lên kết hoạch và được hai bên đồng ý. Khi mà bà ấy phá thai là đã gần hết thai kỳ thứ hai rồi và anh ấy cũng đã sửa chữa nhà cửa, xây phòng em bé xong xuôi hết rồi. Hơn hết, đó là sự chấn thương tinh thần từ việc mất con gái, qua một cách vô lý đến vậy. Đáng buồn thay, anh ấy không bao giờ vượt qua được cái chết của đứa con.

Mà nên nhớ rằng ở nhưng xã hội nói trên, nếu có ảnh hưởng tới sức khoẻ và có liên quan tới bạo lực tình dục thường được bỏ qua. Trong các hoàn cảnh nói trên, không cần có sự đồng ý của người cha.

Điều đó thật không may, nhưng mà nó làm sao so sánh được với chuyện bị ép mang thai và sinh con? Nó đâu phải là vấn đề về quyền tự chủ cơ thể đâu.

Tôi tin rằng nó có liên quan tới khái niệm tự chủ cơ thể.

Hãy nói về trường hợp thứ nhất: Nạn nhân hiếp dâm nam không có quyền pháp lý quyết định phá bỏ đứa con mình.

Một người phạm tội có thể sẽ bị giam giữ, nghĩa là quyền tự chủ cơ thể của người đó sẽ bị xâm phạm do hạn chế vận dộng và ở một số nơi do lao động bắt buộc, và trừng phạt về thể xác. Nếu tội nặng có thể bị xử tử hình. Với tội phạm, một xã hội tin rằng xâm phạm quyên tự chủ cơ thể của phạm nhân là chính đáng, thậm chí còn được mong muốn.

Liệu kẻ hiếp dâm, kẻ đã cố tình làm trái luật và làm tổn hại to lớn tới nạn nhân, có nên được giữ quyền tự chủ cơ thể, thậm chí khi mà quyền tự chủ cơ thể đã bị tước bỏ theo pháp luật thông qua việc bị giam giữ? Nếu pháp luật đã coi án tử, thứ được cho là hình thức xâm phạm nặng nề nhất tới khái niệm tự chủ cơ thể, là chấp nhận được. thì tại sao phá thai/ sinh con là không thích hợp, nhất là khi nó ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ và tinh thần của nạn nhân.

Thế nên tôi tin rằng ta nên đặt ra câu hỏi, theo lý thuyết, nếu một người đàn ông bị cưỡng hiếp/ xâm hại tình dục (loại phạm tội nghiêm trọng) bởi một người phụ nữ, thì người đó nên có quyền được:

a) Thẩm tra việc phá bỏ cái thai đó hoặc;

b) nộp đơn yêu cầu phá bỏ cái thai đó.

Tất nhiên, vấn đề không chỉ là về nguyên tắc mà còn về tính khả thi. Phải mất nhiều năm để kết tội hiếp dâm cho một người, và việc mang thai thì lại có giới hạn thời gian. Nếu những điều nêu trên theo giả thuyết được cho phép, thì dường như không thể thực thi vì nó sẽ đòi hỏi phải kết án, mà việc kết án sẽ kéo dài hơn thai kỳ.

Bây giờ hãy bàn về trường hợp thứ 2: liệu nạn nhân (bất kỳ giới tính nào) có phải chịu trách nhiệm trợ cấp cho con nếu mà đứa tre là kết quả của sự cưỡng bức/xâm hại tình dục

Tự chủ cơ thể là một khái niệm rất rộng, không chỉ gói gọn trong vấn đề phá thai hay bạo lực tình dục, mà còn trong cưỡng bức lao dộng (nô lệ). Trợ cấp nuôi con thực tế là một lệnh bắt buộc một bên phải lao động (dưới hình thức làm việc) để trả cho bên còn lại, điều này cơ bản là xâm phạm tới sự tự chủ cơ thể trong trườn hợp các nạn nhân bị tấn công tình dục vì không muốn sự thụ thai của đứa trẻ này, không như sự tự nguyện các cặp cha mẹ khác.

Theo như tôi hiểu, khái niệm “My boy my choice” cũng có thể áp dụng vào các trường hợp này. Trợ cấp nuôi con thường kéo dài trong suốt 18-21 năm. Trong khoảng thời gian này, nạn nhân bị bắt buộc phải lao động, tốn thời gian và công sức, và có thể có nguy cơ gặp tai nạn và các vấn đề về sức khoẻ, để trợ cấp cho đứa trẻ mà anh ấy/cô ấy không muốn được tạo ra, phải chuyển số tiền mà họ đã tốn công sức làm ra vào tài khoản của hung thủ. Thường là, nạn nhân còn không có quyền được liên lạc hay gặp gỡ con của họ

Trong khi nhiều vụ án thuộc các trường họp trên được báo cáo thường là nạn nhân nam, phụ nữ cũng có thể là nạn nhân. Ví dụ, một bài báo mới đưa tin rằng một người phụ nữ ở Louisiana đã bị toà án yêu cầu phải trả trợ cấp nuôi con cho hung thủ. Ý tưởng tưởng mà nạn nhân của sự cưỡng hiếp phải trả tiền trợ cấp nuôi con cho hung thủ hoàn toàn khiến tôi phải rùng mình.

_____________________

Dịch bởi Thien Phuc Nguyen

You may also like

Leave a Comment