Băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san là những phát minh vĩ đại giúp nâng cao “chất lượng đời sống” kỳ kinh nguyệt của các chị em.
Thế nhưng những đồ vật tưởng như rất quen thuộc này thực ra mới xuất hiện trên trái đất chưa đến 100 năm. Ở Trung Quốc, việc sử dụng băng vệ sinh một cách rộng rãi cũng mới chỉ khoảng 40 năm mà thôi. Vậy thì trong những tháng năm dài đằng đẵng không có băng vệ sinh, các cụ các bà của tụi mình phải giải quyết như thế nào với tình trạng “máo chảy thành sông” mỗi tháng đây ta?
Chúng ta không biết được rằng rốt cuộc vào thời kỳ nguyên thủy thô sơ thì phụ nữ sẽ xử lý như thế nào với kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng rất nhiều nghiên cứu của nhân loại học đã chỉ ra rằng, người nguyên thủy đã bắt đầu thấy sợ hãi với kỳ kinh nguyệt từ thời kỳ đồ đá mới. Người ta không tài nào lý giải được hiện tượng sinh lý “chảy máo nhưng không chớt” này. Vào thời đó, người phụ nữ đơn giản là nhặt nhạnh ít lá khô, cỏ khô rồi lau lau cho qua chuyện, vậy là xong.
Khi con người quá độ sang xã hội chiếm hữu nô lệ, họ đã học được cách dùng da thú hoặc vỏ cây để làm thành các loại trang phục. Vì vậy, phụ nữ có thể dùng những vật liệu có tính thấm hút vào kỳ kinh nguyệt.
Người Trung Quốc ngày xưa gọi “bà dì” là “nguyệt sự”. Vì sao lại có cái tên này? Vì đây là hiện tượng mỗi tháng chỉ xuất hiện một lần, đây cũng là một cách gọi hết sức tự nhiên và hài hòa.
Đến xã hội phong kiến, con người bắt đầu phát minh ra vải vóc và các loại tơ lụa, nên mỗi khi “rớt dâu” phụ nữ đã sử dụng vải để làm ra đồ vật gọi là “vải kinh nguyệt” hay “đai kinh nguyệt”. Vì nền kinh tế hàng hóa thời đó chưa phát triển, cộng thêm sự ảnh hưởng của tư tưởng lễ giáo, vậy nên cách thức sản xuất loại đai này đều là “bí mật gia truyền”. Mặt hàng này không được sản xuất và bày bán công khai, chủ yếu là do mẹ hướng dẫn con gái cách làm. Mặc dù đai kinh nguyệt của mỗi gia đình sẽ mang những đặc điểm riêng, thế nhưng hầu như cấu trúc cũng khá tương đồng, người ta sẽ sử dụng một dải vải rộng 10cm, một số loại phần giữa sẽ rộng hơn, hình dáng gần giống như băng vệ sinh của chúng ta bây giờ. Hai đầu đai kinh nguyệt sẽ có sợi dây thừng mảnh, dài, dùng để buộc vào eo khi dùng. Phần chính giữa của đai sẽ có một cái túi nhỏ, bên trong chứa đầy than tro. Than tro thực vật sẽ có tác dụng hút nước, hút ẩm và khử trùng. Sau khi sử dụng xong thì đổ phần tro đi, dùng nước sạch giặt lại, phơi khô, lúc cấp bách thì có thể hơ lửa cho nhanh khô hơn. Một số người cẩn thận hơn thì còn thêm phèn chua lúc giặt. Cũng có một số gia đình quý tộc sẽ thay thế tro than bằng bông gòn hoặc giấy, nhưng hiệu quả thấm hút sẽ không bằng, hơn nữa giấy cũng không hề rẻ, nên không phải ai cũng có thể sử dụng. Có nhiều người sẽ trực tiếp nhét bông vào trong để ngăn chặn “dâu” tràn ra ngoài.
Phụ nữ ngày xưa trong suốt quá trình sử dụng, giặt giũ, bảo quản đai kinh nguyệt đều rất cẩn thận, thậm chí có những người chồng kết hôn cả mười mấy năm cũng không biết hình dáng món “bảo bối” của vợ mình như thế nào
Tất nhiên là bên cạnh Trung Quốc thì các nước khác cũng sẽ có những đồ vật tương tự như đai kinh nguyệt. Do đó cụm từ “on the rag” – dùng miếng giẻ, được dùng để ám chỉ việc các chị em đang đến ngày “đèn đỏ”.
Đến thế kỷ 19, nguyên mẫu đầu tiên của băng vệ sinh được xuất hiện. Những miếng vải với tấm lót có dây đeo để dễ dàng sử dụng. Về sau, để đảm bảo vệ sinh và thuận tiện sử dụng, những tấm lót dùng một lần đã được ra đời. Sáng kiến này đến từ Benjamin Franklin- nhà chính trị trị gia nổi tiếng được in hình trên tờ Đô la Mỹ. Ban đầu phát minh của ông là để cầm máu cho những binh lính bị thương trong chiến tranh. Tuy nhiên đến năm 1988, gần 100 năm sau khi ông qua đời, chiếc băng vệ sinh dùng một lần mới chính thức ra đời. Các sản phẩm dùng một lần được sử dụng song song với những sản phẩm tái sử dụng cũ mãi cho tới thế kỷ 20, khi mà phụ nữ dùng cùng lúc “đai vệ sinh” và băng vệ sinh có quai giữ.
Cho đến những năm 70 của thế kỷ 20, loại băng vệ sinh với đường băng dính ở mặt sau giống hiện tại đã xuất hiện. Dần dà, băng vệ sinh được cải tiến hơn, đem lại sự tiện lợi, thoải mái cho các chị em.
PHỤ NỮ THỜI XƯA SẼ “ĐỐI PHÓ” VỚI BÀ DÌ NHƯ THẾ NÀO?
120