“Kết quả của những nghiên cứu đã chứng minh: 10.000 giờ đồng hồ luyện tập là đòi hỏi bắt buộc để đạt được cấp độ tinh thông và khả năng trở thành một chuyên gia đẳng cấp thế giới – trong bất kỳ lĩnh vực nào.”
Những kẻ xuất chúng
Trong suốt gần một thế hệ, các nhà tâm lý học trên khắp thế giới đã tham gia vào cuộc tranh luận hăng say xung quanh câu hỏi: phải chăng hầu hết số phận chúng ta (destiny) có thể coi là đã được định hình từ xa xưa, từ khi sinh ra? Có tồn tại thứ gì đó dạng như tài năng bẩm sinh hay không
Vâng câu trả lời là có. Chỉ có một số ít vận động viên, hay một số ít nhà văn, hay doanh nhân đạt được đến đỉnh thành công của mình. Song khi các nhà nghiên cứu càng đi sâu vào cuộc đời của những kẻ xuất chúng được cho là “bẩm sinh” như trên, thì người ta lại thấy vai trò của tài năng thiên bẩm càng nhỏ bé hơn so với quá trình chuẩn bị dai dẳng mà ít người biết đến.
Đầu 1990, trong một cuộc tranh luận về tài năng, nhà tâm lý học Anders Ericsson và cộng sự đã đi đến một học viện Âm nhạc để làm một nghiên cứu. Nhờ sự trợ giúp của các giáo sư nơi đây, ông tìm lại các cựu sinh viên ở nhạc viện, và phân thành ba nhóm:
(1) nghệ sĩ solo đẳng cấp thế giới
(2) nhóm nghệ sĩ được đánh giá là “tốt”
(3) các sinh viên không thực sự đam mê và trở thành giáo viên nhạc cụ trong hệ trường công.
Ngạc nhiên thay, khi Ericsson tìm gặp họ, đặt câu hỏi và thống kê lại, thì một hình mẫu lại nổi lên: những người chơi nghiệp dư, giáo viên không bao giờ luyện tập nhiều hơn 3 giờ/tuần trong suốt thời thơ ấu, cho đến khi đạt độ tuổi đôi mươi, họ chỉ mới có 2,000 giờ luyện tập.
Ở phía còn lại, thời gian luyện tập của những nghệ sĩ chuyên nghiệp đã vượt trội hơn rất nhiều, non đến năm 20 tuổi, họ đã tích lũy cho mình trung bình đến 10,000 giờ luyện tập.Điều vô cùng nổi bật trong nghiên cứu của Ericsson, chính là việc ông và các đồng sự không thể tìm ra bất cứ “thiên tài bẩm sinh” nào mà lại luyện tập với thời gian ít hơn các bạn đồng trang lứa bỏ ra (!) Hay cả ngược lại, họ cũng không thể tìm ra bất cứ “kẻ cần cù” nào – những người làm việc chăm chỉ hơn tất cả kẻ khác, mà lại không hội tụ đủ những gì cần thiết để lọt vào top xuất sắc nhất.
Những kẻ ngự trị trên đỉnh cao không chỉ làm việc chăm chỉ hơn, hay chăm chỉ hơn nhiều so với người kẻ khác – họ làm việc chăm chỉ hơn rất, rất, rất nhiều! Ý tưởng then chốt rằng: để thực hiện hoàn hảo một nhiệm vụ phức hợp đòi hỏi một mức độ luyện tập tối thiểu, đã xuất hiện lặp đi lặp lại trong các nghiên cứu về tài năng chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên thực tế, nếu tổng hợp lại, thì các nhà nghiên cứu có một niềm tin bất tận về một con số thời gian kỳ diệu để đạt đến độ tinh thông thực sự: 10,000 giờ đồng hồ!
Lấy ví dụ thực tế ngay ở Buffett, được nhiều người cho là thông minh bậc nhất và có óc tính toán thiên bẩm, thật ra bắt đầu kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi ông 30 tuổi, tức gần 20 năm sau khi ông mua cổ phiếu đầu tiên cho mình vào năm 11 tuổi. Trong 20 năm ấy, Buffet rất chăm: ông đọc báo cáo tài chính gần như mỗi ngày, sau khi đã hiểu sâu sắc về đầu tư giá trị. Ông chịu khó đi gặp ban lãnh đạo, thăm trụ sở công ty, trò chuyện với bề trên, đọc sách, đọc tạp chí chuyên ngành, đọc tin tức kinh tế lịch sử, đến mực Munger ( đối tác kỳ cựu của Buffet) phải mệnh danh ông là “cái máy học” (a learning machine).Tuy nhiên, rõ ràng Buffett cũng gặp điều kiện vô cùng may mắn: tốt nghiệp Wharton, được bố mẹ khuyến khích đầu tư chứng khoán từ rất sớm và được học triết lý đúng đắn trực tiếp từ ông tổ đầu tư giá trị Benjamin Graham trong cả trường đại học lẫn công việc.
Vì lẽ đó, Malcolm Gladwell – tác giả cuốn sách Những kẻ xuất chúng mới đưa ra luận điểm cuối cùng về “cơ hội phụ trội” may mắn trong đời người. Đó đều là câu chuyện về những con người được trao tặng cơ hội vàng để làm việc chăm chỉ thực sự và họ đã nắm chặt lấy nó, tình cờ đủ trưởng thành vào thời điểm mà mọi nỗ lực ấy bắt đầu được xã hội tưởng thưởng một cách xứng đáng!
Trích Những kẻ xuất chúng, Malcolm Gladwell