Lúc này, với lực lượng chính quy tinh nhuệ, cùng nhiều khí tài hiện đại, thế và lực của quân ta đã vượt trội hơn phía TQ so với gian đoạn 1 của cuộc chiến, nhìn chung khí tài cũng như thực chiến của quân TQ là yếu hơn quân ta khá nhiều, thực hiện chỉ đạo của Tổng bí thư Lê Duẩn, dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Đan, chỉ trong vòng 2 hôm, chủ yếu là đêm ngày 4/3/1979 ta đã đưa vào vị trí chiến đấu hàng chục dàn ph.áo phản lực phóng loạt BM-21, đây là vũ khí có thể bắn nhiều loạt đ.ạn đến thành phố Bằng Tường của Trung Quốc, chỉ chờ lệnh khai hỏa là thành phố này sẽ bị xóa sổ ngay lập tức.
Tướng Hoàng Đan là người chủ trương “đ.ánh cho TQ hiểu rằng họ sẽ phải trả giá nặng nề”, nên chuyện ta phản công mạnh mẽ là điều không tránh khỏi, nghe đến đấy, nhiều người sợ dựng tóc gáy, vì Bằng Tường là 1 thành phố đông dân và có đường sắt hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh chạy qua, nếu ta san phẳng thành phố này, TQ sẽ không ngồi im, và thế thì cuộc chiến tranh sẽ càng đẫm máu thêm.
Nhưng rạng sáng ngày 5/3/1979, quân TQ bất ngờ tuyên bố rút quân, nhận được tin này, bộ tư lệnh mặt trận Lạng Sơn hội ý và thảo luận rằng có phản công và san phẳng thành phố Bằng Tường nữa hay không? Tất cả nhất trí là phải hỏi ý kiến tổng bí thư Lê Duẩn, vì chính tổng bí thư Lê Duẩn là người ra lệnh san phẳng Bằng Tường để tr.ả đ.ũa việc TQ t.àn ph.á thị xã Lạng Sơn, là người chủ trương san phẳng thành phố Bằng Tường nhưng khi TQ tuyên bố rút quân, tổng bí thư Lê Duẩn cũng nguôi giận và cho rằng không cần phải đổ máu thêm nữa, tướng Hoàng Đan tiếc công đưa được vũ khí vào vị trí chiến đấu rồi nhưng vẫn đồng tình với chủ trương không ph.ản c.ông, không truy kích khi TQ rút quân!
(Cre: TopVN)