Sự phân biệt giới tính trong tiếng Trung – P2

by admin

Tôi đồng ý là chuyện này tồn tại. Nhưng nó không phải là vấn đề.

Bạn chỉ nhìn vào phiên bản nữ giới. Thử xem ở phiên bản nam giới đi. Chúng ta có nam 男nán ghép bởi điền 田tián và lực 力lì, nghĩa là đàn ông ở Trung Quốc là nông dân. Sao nó lại “tốt hơn” hay “cao hơn” việc trở thành nội trợ? Và nguyên gốc, Hán tự nói chung đều trung lập về giới tính, ví dụ chúng tôi không phân biệt “he she” trước năm 1918, và chỉ tạo lại chữ 她. Đồng thời, đàn ông thậm chí không có một bộ chung trong chữ viết. Đàn ông chia sẻ bộ nhân 亻rén với phụ nữ, vậy nên phụ nữ có từ riêng 女nǚ.

Bản thân Hán tự không phân biệt giới tính. Hãy nhớ rằng tiếng Trung bắt nguồn từ hình ảnh. Khi bạn thấy một thứ gì đó thường làm bởi phụ nữ, bạn sẽ cho 女 vào trong đó. Đó là vấn đề đấy. Nói về 奸 jiān – gian và những chữ tiêu cực khác, chúng là cách người Hoa cổ dùng để miêu tả phụ nữ. Đó quả thực là một sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Nhưng mà, đó đều là nét đẹp của Hán tự, bởi bạn có thể nhìn thấy hình ảnh của thời xưa, chỉ ra được cách con người quan sát thế giới, và văn hóa. Như bạn nói, vẫn có nhiều chữ tích cực.

Phần nói về đạo Khổng, bạn nói chính xác. Đây chính xác là những gì được dạy ở những quốc gia có ảnh hưởng của Khổng Tử, về cách mà xã hội nên thế. Đây là giáo dục triết học. Ngoài việc đồng ý với việc đạo Khổng còn nhiều vấn đề phân biệt còn tồn đọng, tôi cũng ủng hộ sự thực là về mặt sinh học phụ nữ yếu hơn, còn đàn ông khỏe hơn. Tôi cũng tin là phụ nữ xinh đẹp, còn đàn ông thì xâu. Tôi tin là đàn ông nên bảo vệ phụ nữ bởi họ mạnh mẽ hơn. Tôi tin là phụ nữ rất đáng quý và nên được bảo vệ nhưng một nàng công chúa. Tôi không thấy gì sai ở 男才女貌 – nam tài nữ mạo, bởi đàn ông buộc phải mạnh mẽ để bảo vệ phụ nữ thời cổ đại. Chúng ta có 养妻活儿yāngqì huóēr – dưỡng thê hoạt nhi, nghĩa là người đàn ông phải nuôi gia đình. Hoặc họ sẽ bị coi là yếu kém.

Về ngành nghề, nó là vấn đề xã hội. Đừng có đổ lỗi cho ngôn ngữ. Thực tế liên quan đến bác sĩ (医生), tôi nói 男医生 (nán yīshēng – nam y sanh – bác sĩ nam),女医生 (nǚ yīshēng – nữ y sanh – bác sĩ nữ) đều nhau. Và 护士 (hùshì – hộ sĩ – y tá) nói chung thì nhiều phụ nữ hơn, nên tôi sẽ nói 男护士(nán hùshì – nam y tá) cho đàn ông. Sao bạn có thể nói điều này là phân biệt đối xử nhỉ? Sao bạn có thể nói 医生 (bác sĩ) là địa vị cao hơn 护士 (y tá)? (Tôi nghĩ đa số người sẽ nghĩ theo kiểu đó, nhưng khách quan thì nó không đúng). Trong tiếng Trung, chúng tôi nói “工作无分贵贱” (gōngzuō wúfēn guìjiàn – công tác vô phân quý tiện) nghĩa là công việc không phân địa vị cao thấp.

Về các cách nói 男女 (nánnǚ – nam nữ),凤凰 (fènghuáng – phượng hoàng),鸳鸯 (yuānyāng – uyên ương),子女(zinǚ – trai gái),儿女 (ērnǚ – nhi nữ),龙凤(lǒngfèng – long phụng),父母 (fǔmǔ – phụ mẫu),夫妻 (fūqī – phu thê),爸妈 (bàmā – ba má). Bạn có thể thấy tất cả đều nhất quán, dù bạn bắt đầu bằng nam hay nữ. Tiếng Trung đã chọn là nam viết trước, nữ viết sau, và nhất quán về nó. Có vấn đề gì sao ạ? Đồng thời, như tôi nói, phụ nữ thưc tế yếu hơn về mặt sinh học, đàn ông trong văn hóa và lịch sử luôn được thấy đứng trước phụ nữ (bảo vệ phụ nữ, nuôi phụ nữ). Nếu bạn coi kia là vấn đề phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, thế tôi coi đây là vấn đề phân biệt đối xử chống lại đàn ông được không (về việc họ buộc phải bảo vệ phụ nữ)? Được rồi giờ chúng ta sẽ nói về vấn đề xã hội giữa các giới. Ở các nước phương Tây, nếu một người phụ nữ vả thẳng mặt đàn ông, ông ý có thể cũng sẽ vả lại. Ở Trung Quốc, đàn ông không thể vả lại. Đây có phải phân biệt đối xử với đàn ông không? Không, đây là lời dạy của đạo Khổng. Đây là văn hóa. Lưu ý, tôi không bảo là không có phân biệt đối xử với một phần nào đó trong xã hội Trung Quốc. Những gì tôi muốn nói là tiếng Trung không tự phân biệt giới tính như những gì bạn nói…

>u/10thousand_stars (1 point)

男才女貌

Thực tế thì đây thậm chí còn không phải một thành ngữ. Nó là 郎才女貌 (lángcáinǚmào – lang tài nữ mạo). Nghĩa của nó không phải là “nam nên tài giỏi, nữ nên xinh đẹp” mà nó chỉ là tả về một người nam tài giỏi cùng người phụ nữ xinh đẹp (và do đó phù hợp). Nhưng đúng, có một vài kiểu khuôn mẫu.

Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với việc tiếng Trung không phân biệt giới tính như đã nói. Chúng tôi cũng có cả đống thành ngữ tôn vinh phụ nữ và thậm chí là phụ nữ có tuổi (mấy cái mà OP có vẻ không biết), những thứ mà chưa được đề cập.

Tôi đồng ý là phân biệt giới tính tồn tại trong tiếng Trung, nhưng mà, tôi mong OP cũng mang đến mặt trái của câu chuyện trong cuộc thảo luận.

_____________________

T/N: có câu “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi bất tắc tốn, viễn chi tắc oán” của Khổng Tử OP giải nghĩa sai và nhiều người cũng hiểu sai tương tự, cảm ơn bạn Hương Xuân đã chỉ ra trong comment ở P1, tuy nhiên bạn reply trên bài lại không chỉ ra mà bảo phần viết về đạo Khổng đúng. Mình sẽ để link bài giải nghĩa bên dưới comment nhé.

Dịch bởi Kryukix

You may also like

Leave a Comment