TẠI SAO CÁC CÔNG TY KHÔNG BAO GIỜ BIẾT ĐƯỢC LÝ DO NGHỈ LÀM THẬT SỰ CỦA NHÂN VIÊN?

by admin

  1. Lúc tôi xin nghỉ làm đã nói rõ ràng lý do của mình với cấp trên và lãnh đạo rồi, nhưng họ không tin, họ cho rằng tôi giấu không nói lý do thật sự đằng sau đó.

Đặc thù công việc của tôi là thường xuyên phải đi công tác dài ngày ở nước ngoài, hầu như không có ngày nghỉ. Lúc vợ tôi mang thai, tôi đã xin với cấp trên là trong trường hợp không làm chậm trễ công việc có thể tự bay về nhà bằng tiền túi của mình, thăm vợ đôi ngày thậm chí là một buổi trong ngày rồi lại bay về luôn. Thậm chí, tôi sẵn sàng nghỉ phép không lương, để công ty trừ tiền lương trong những ngày tôi nghỉ.

Có lần tôi xin nghỉ làm một tuần (lúc ấy đang trong thời gian công việc khá rảnh rỗi) nhưng lãnh đạo không cho, mà sau đấy sắp đến lúc tôi có dự án quan trọng rất bận, không thể xin nghỉ được. Thế là tôi đã nói thẳng với cấp trên là, nếu không phê chuẩn cho tôi nghỉ, tôi sẽ xin từ chức luôn. Tóm lại, bằng bất cứ giá nào tôi cũng phải lập tức quay về thăm vợ.

Lãnh đạo vẫn kiên quyết không đồng ý. Người ở phòng nhân sự, thậm chí cả phó giám đốc đều gọi điện cho tôi, vừa an ủi vừa như là u.y hi.ếp bắt tôi phải ở lại trụ sở nước ngoài.

Sau đó, tôi đề nghị công ty trong vòng ba ngày phải sắp xếp được người tiếp nhận công việc thay tôi trong thời gian tôi nghỉ. Ba ngày sau, tôi lập tức bay về nhà luôn, sau đấy cũng xin nghỉ việc luôn.

Mãi cho đến năm ngoái, tôi quay lại công ty cũ giải quyết nốt chút việc rồi nói chuyện với đồng nghiệp thân thiết mới biết, mấy năm nay trong công ty luôn xì xào bàn tán về lý do xin nghỉ việc của tôi. Như là tôi được công ty khác chiêu mộ về với mức lương cao hơn, hay tôi có vốn tự ra ngoài lập công ty riêng hay là trúng xổ số gì đó.

Vì thế, tại sao các công ty không bao giờ biết được lý do thực sự khiến nhân viên của mình xin nghỉ việc, có thể là do các lãnh đạo trong công ty không thể đồng cảm với nhân viên của mình, không thể giải quyết được nhu cầu thực sự của cấp dưới, tự thêu dệt ra một vài lý do để tự thuyết phục bản thân.

Một khoảng thời gian sau khi vợ tôi sinh con, cô ấy đã nói với tôi rằng, trong lúc mang thai không có tôi bên cạnh, cô ấy đã gần như không chống đỡ được một mình, cho đến khi tôi về để ở cạnh cô ấy. Từ đó về sau, tôi luôn chọn công việc có thể ở gần gia đình, không bao giờ đi công tác xa nữa.

  1. Không phải là lãnh đạo không hỏi được, mà là hỏi được rồi lại không tin.

Tôi có một người bạn quan hệ khá thân, chúng tôi quen biết nhau từ hồi còn thực tập chung công ty.

Thực tập được một tuần, tôi có lý do riêng nên xin nghỉ. Thực ra lý do cũng là vì công việc áp lực quá, mà tôi lại là kiểu người không quan trọng tiền bạc, miễn là mình thấy thoải mái một chút, vui vẻ một chút là được.

Nhưng cô bạn kia của tôi lại là kiểu “nữ cường nhân”, cô ấy vẫn chịu đựng được công việc có áp lực cao đó nên cũng thuận lợi trở thành nhân viên chính thức.

Ai ngờ 2 năm sau, cô ấy lại xin nghỉ việc. Cấp trên rất bất ngờ, truy hỏi lý do.

Cô ấy đáp: “Em không thể làm việc trong môi trường không có điều hòa.”
HR và cả cấp trên của cô ấy kiểu…

Sau đó, mọi người vẫn liên tục hỏi lý do thật sự, cô ấy vẫn lặp lại câu trả lời kia, khoảng 10 lần.

“Không có lý do khác đâu ạ, thực sự chỉ là em không chịu được việc phải đi làm trong môi trường không có điều hòa.”

  1. Lý do xin nghỉ việc hoàn toàn không cần hỏi đâu, về cơ bản là luôn chỉ có hai loại thôi:

Một là vì tiền, lương công ty trả quá thấp.
Hai là vì “sự tôn trọng”, công ty không cho nhân viên sự tôn trọng mà họ nên nhận được.
Vì thế, hẳn là các công ty nên tự hiểu trong lòng, nhân viên không đưa ra lý do nghỉ làm thực sự cũng là vì muốn giữ thể diện cho lãnh đạo thôi, đừng tự làm mình tổn thương làm gì.

Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên mình đi làm, có một đồng nghiệp xin từ chức, viết đầy một trang A4 toàn là những lời phàn nàn và góp ý cho công ty. Sau khi đọc xong, tôi đã khuyên anh ta nên viết một lý do dễ nghe và ngắn gọn hơn.

Vì phê bình, trách móc công ty sẽ chỉ khiến đối phương xù lông lên thôi, chẳng ai là không biết vấn đề của bản thân, chỉ là giải quyết nó không phải là chuyện đơn giản.
Chọc giận đối phương cũng không có lợi cho bản thân sau khi nghỉ việc.

Sau đó, đồng nghiệp kia của tôi đổi sang một lý do nghe hơi sáo rỗng nhưng rất khách khí và lịch sự, còn cảm ơn công ty này nọ. Sau khi anh ta nghỉ việc, cả nhà vẫn rất vui, còn chúc anh ta sớm tìm được việc phù hợp hơn.

(Cre: Weibo Việt Nam)

You may also like

Leave a Comment