Tại sao ngày nay dường như mọi người trẻ tuổi đều mắc phải một căn bệnh tâm lý nào đó và dường như mọi người đều dùng thuốc điều trị cho bệnh gì đó?

by admin

Trước khi có ai đấy gán em là boomer, thì em mới 24 tuổi nhé.
Chỉ là em không hiểu nổi thôi, tại sao dường như tất cả những người ở tầm tuổi em đều bị trầm cảm, bị lo lắng, bị sợ hãi tất cả mọi thứ xung quanh họ, và gần như tất cả mọi người đều phải dùng thuốc điều trị cho bệnh gì đó.


Tớ thì không cho rằng chỉ có mỗi người trẻ tuổi không thôi đâu – ở New Zealand tỉ lệ tự st cao nhất rơi vào khoảng giữa 25-29 tuổi, 30-34 tuổi và 80-84 tuổi (theo Quỹ Sức khoẻ Tâm thần NZ 2019/2020). Tớ chỉ nghĩ rằng người trẻ họ thường có xu hướng lên tiếng về sự đấu tranh với tâm lý của bản thân hơn là những thế hệ đi trước.
Ngày nay nhận thức cũng cao hơn rồi, những vấn đề này đã luôn hiện hữu ở đấy, chỉ là giờ thì chúng được giải quyết trên phạm vi lớn hơn mà thôi. Từ kinh nghiệm của tớ thì những thế hệ đi trước đã được dạy bảo rằng phải thật cứng rắn lên và tìm cách đối mặt với nó thay vì đi tìm sự giúp đỡ – và điều này đang dần thay đổi.

Mình hoàn toàn đồng tình với ý kiến của cậu. Vào những năm gần đây (nửa thế kỷ qua) có một vài yếu tố đã phát triển.
Việc tâm lý học được coi như một môn khoa học mới chỉ có tuổi đời vào khoảng 100 năm. Khi ấy chúng ta không chỉ xác định và định nghĩa các chứng bệnh tâm lý, mà còn phát triển các phương pháp điều trị bằng dược phẩm. Trước đó chỉ có những con người không bình thường, và hoặc là ta đối mặt với nó, hoặc là ta đành phải sinh sống ngoài rìa xã hội.
Trước 1850 phương pháp điều trị bằng dược phẩm duy nhất trong giới thượng lưu hầu như là cồn. Những lựa chọn ngoài nó ra từng bị coi như (ở một mức nào đó) nằm ngoài các chuẩn mực xã hội. Sau khoảng thời gian đó những phương pháp điều trị bằng dược phẩm duy nhất có thêm sự góp mặt của bụi phấn hoặc thuốc phiện. Vào khoảng 1950 chúng ta mới bắt đầu thực sự phát triển các chất hướng thần thú vị.
Nên đại khái thì mình muốn nói là các bệnh rối loạn về tâm lý vẫn chưa được định nghĩa cho tới tận thế kỷ này, nhận biết vấn đề là bước đầu tiên để sửa chữa chúng. Giải pháp chỉ có thể được đưa ra sau khi định nghĩa tồn tại.
Giờ nhé, việc nghiên cứu các giải pháp (dược học tiên tiến) bắt đầu có bước tiến vào những năm 1950s. Do vậy ngày nay chúng ta có rất nhiều phương pháp điều trị dành cho các tình trạng đã được xác định trước đó.
Chỉ mới gần đây thôi việc thú nhận rằng bạn được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần mới được người ta chấp nhận là bởi:
A: Trước đó nó không được định nghĩa, nên về mặt ngôn ngữ nó không tồn tại
B: Trước đó nó vô phương cứu chữa, khiến nó trở thành gánh nặng của xã hội
Tương tự như thế này đi, giả sử bạn có bệnh về tim mạch vào năm 500 SCN. Bạn biết là có gì đó không ổn, nhưng bạn không thể miêu tả rõ ràng và không ai biết về nó, chỉ là nó cảm thấy tệ lắm. Nhưng cùng lúc bạn cũng không muốn nói cho ai hết vì nếu nó không thể chữa được thì nó sẽ là gánh nặng xã hội.
Mình đoán đó là tất cả những gì mình cần phải nói hehe
Edit: Mình muốn nói rằng thời gian trong cái comment này rất là chung chung và những thay đổi của xã hội rất đa dạng, nó tuỳ thuộc vào chỗ nào mà bạn đang ở trên thế giới.


Em bị chứng rối loạn lo âu đây, cơ mà nhiều thành viên trong gia đình ở thế hệ trước cũng có những triệu chứng y hệt. Chỉ là em là người duy nhất tìm kiếm sự trợ giúp về mặt y tế và chuyên môn. Tất cả những người khác đều chọn cho mình hoặc là nạp cồn hoặc là chơi đồ, bởi do nó gần như không được chấp nhận như thời bây giờ.

Thế hệ ông bà nhà em thì phải trải qua hoàn cảnh nghèo khó cực kỳ ám ảnh, như những người khác trong suốt thời kỳ Đại suy thoái.
Họ không có tiền để đi khám bác sĩ, vậy là để bản thân không cảm thấy yếu đuối trước sự bất lực, tâm lý bảo vệ bản thân của họ coi bác sĩ như những mối đe doạ, hoặc họ nói “Không con không bị” với bất kỳ đứa trẻ nào bảo rằng “Con bị ốm”.
Bà em và người chồng thứ hai của bà tự bốc thuốc từ cửa hàng rượu. Dì em thì cười suốt về việc dì ấy từng lo lắng ra sao khi mẹ và bố dì cứ suốt ngày ốm đau, trong khi sự thực chỉ là họ “uống thuốc” aka say xỉn.
Mẹ và bố em thì vẫn không chịu tin tưởng vào tiến bộ của khoa học y tế. Họ khăng khăng không bao giờ chịu đi hoá trị vì “hoá trị còn tệ hơn cả ung thư”. Thật là một tổn thương tâm lý đặc biệt khi chứng kiến người thân yêu của ta bị ung thư và qua đời, nhưng mẹ và bố em thì đổ lỗi cho thuốc thang và khinh thường những loại thuốc khác. Rất may là họ vẫn chịu tiêm vaccines nhưng có những loại vaccines như HPV vẫn bị nghi ngờ “Chúng nó chỉ đang cố làm tiền”.
Chấn thương tâm lý do nghèo khó tệ vl và dường như trở thành một thứ của gia truyền được truyền xuống. Em mong là sẽ có nhiều người nữa phá vỡ cái vòng lặp này.


Ông của em có những dấu hiệu của bệnh tự kỷ và chú em cũng vậy, nhưng không ai đi chẩn đoán cả vì gia đình em không “tin” vào nó.
Đứa em họ của em thì được bố mẹ mang đi gặp bác sĩ, họ bảo con bé bị tự kỷ ám thị. Họ rời văn phòng và nói rằng ấy là thứ nhảm nhí, và rằng họ không “tin” điều đó.
Mẹ của em thì âm thầm chịu đựng căn bệnh trầm cảm và gần như đã tự st trong khi bố em và mấy đứa anh chị của em không hiểu nổi tại sao mẹ lại không nói về nó. Một người bạn đã giúp đưa bà đi điều trị y tế vì đó là người duy nhất mà bà tin tưởng khi nói về chứng trầm cảm của bà.
Chị gái em xin được đi điều trị khi bà ấy tầm 8-10 tuổi và bố em từ chối. Bà ấy có một cuộc sống sung túc, đi điều trị làm cái mẹ gì?
Em được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và lo âu vào năm 15 tuổi và bằng mắt thường cũng có thể thấy là em vật lộn với nó. Từ một học sinh xuất sắc em trở thành đứa suốt ngày chỉ nhận điểm C và D. Em không còn hứng thú với môn ngoại ngữ của mình nữa. Em gục ngã và khóc lóc suốt. Rất rõ ràng là em không ổn một chút nào.
Các bác muốn biết bố em làm gì không? Ông ấy bảo đừng lo con ạ. Con có một cuộc sống tốt đẹp, tại vì sao mà con lại bị đau buồn và lo lắng chứ? Con được ăn sung mặc sướng, rõ ràng là không có cái lý gì để mà bị trầm cảm cả. Con sống sướng hơn người khác nhiều nên rõ ràng là con chỉ đang cố tìm kiếm sự chú ý mà thôi.
Sự thiếu hiểu biết của ông ấy đã có thể dẫn tới việc em tự st (em chắc chắn đã suýt làm thế) nên cảm ơn trời đất là em có một người mẹ hiểu được những gì đang xảy ra với em. Em được uống thuốc chống trầm cảm. Được cho đi điều trị. Và giờ thì em rất cởi mở và sẵn sàng lên tiếng về sức khoẻ tâm lý của mình.
Nhờ đó mà bố em đã tự giáo dục bản thân và nhận ra chứng lo âu và trầm cảm của mình. Ông nhận ra rằng sự lo âu đã chiếm lấy cuộc sống mẹ em ra sao. Bà chị em giờ cũng cởi mở hơn về sức khoẻ tâm lý của mình. Cả thằng anh em nữa.
Về cơ bản thì, nếu bạn không nói về nó và cố lờ đi, ắt là nó không tồn tại. Những thế hệ đi trước của chúng ta đã truyền lại chấn thương tâm lý hết lần này tới lần khác và những người đang phải trải qua những chấn thương ấy giờ đây quyết định đối mặt với nó và nhắm thẳng vào vấn đề thay vì phớt lờ và tiếp tục vật lộn với nó.
Người ta phải trải qua những điều chết tiệt này hàng ngày, nhưng giờ thì ít nhất họ không cần phải trải qua trong im lặng nữa và có thể tìm kiếm liệu pháp để cải thiện cuộc sống với ít sự kỳ thị hơn.
Edit: Ối dm, cảm ơn cả nhà vì mấy giải thưởng! Đây là những kiểu thảo luận mà ta nên có và chúng ta chắc chắn nên tiếp tục xoá bỏ những sự kỳ thị xung quanh sức khoẻ tâm lý.
Em muốn bổ sung thêm một điều nữa.
Như nhiều bác đã đề cập, dược phẩm không phải là câu trả lời duy nhất. Đó chắc chắn là điều bị bỏ lơ. Các bác chuẩn 100%. Chỉ bởi vì nó có tác dụng với tôi, không có nghĩa là nó sẽ có tác dụng với anh. Việc điều trị dành cho sức khoẻ tâm lý không phải chỉ có một. Chỉ bởi vì điều này không có tác dụng không có nghĩa là những liệu pháp điều trị khác sẽ không giúp được bạn. Hãy luôn tiếp tục vận động vì sức khoẻ, vì sự yên bình và vì an toàn của bản thân!!!


Em không nghĩ là số lượng người mắc bệnh tâm lý tăng lên ngày nay đâu, nhiều khả năng là số lượng người sẵn lòng đi chần đoán và đã được chẩn đoán cùng với số lượng người sẵn lòng chia sẻ về việc chẩn đoán của họ đã tăng lên. Đây không phải là thời kỳ mà ta thấy nhục nhã hay xấu hổ khi công khai nói về nó.


Nhiều năm về trước, cho tới tận khoảng có lẽ là giữa những năm 1900s, thuận tay trái bị coi như điều không thể chấp nhận được. Nếu một đứa trẻ mà thuận tay trái ở trường, chúng sẽ bị trừng phạt hay “sửa sai”. Sau một khoảng thời gian, người ta không còn quan tâm nữa và để trẻ em dùng bất kỳ tay nào mà chúng thuận tự nhiên.
Do vậy, khi thuận tay trái không được chấp thuận, có rất ít những người thuận tay trái. Nhưng còn giờ? Có nhiều hơn rất nhiều.
Bệnh tâm lý đã luôn tồn tại, nhưng sự chấp thuận và phương pháp điều trị dành cho chúng ngày trước thì không. Hiện nay có rất nhiều cách để chẩn đoán và điều trị bệnh tâm lý, và do vậy dường như những người mắc phải chúng trở nên nhiều hơn.
Tại sao dường như người trẻ tuổi lại có xu hướng mắc chúng? Là bởi họ vươn tay tìm kiếm sự giúp đỡ cho vấn đề của mình nhiều hơn là người lớn tuổi, những người mà đã quen với những phương pháp đối phó của họ.


Tôi đã nói điều này từ trước và tôi sẽ nói lại một lần nữa.
Bạn có biết thế hệ ông cha của mình đã đối mặt với sức khoẻ tâm lý như thế nào không?
Họ tự st. Cả hai người chú của tôi đã mất trước khi tôi được sinh ra.


Ngày trước dân ta cũng từng nốc thuốc mà, gọi là “cồn” đấy.

You may also like

Leave a Comment