Trên thực tế, tỉ lệ tội phạm ở nước ta không phải là ngày càng cao mà thủ đoạn ngày càng tàn nhẫn và khôn khéo hơn.
Theo đà phát triển của xã hội, tỉ lệ tội phạm ở nước ta ngày càng cao, và phương thức gây án càng trở nên tàn ác và tinh vi hơn. Vì sao lại như vậy? Là do có ma quỷ dẫn dắt họ bước tới con đường một đi không trở lại, đánh mất lương tâm, hủy hoại nhân tính sao? Theo tôi có lẽ vì những lí do sau đây.
1. Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
Với khẩu hiệu “Để số ít làm giàu trước”, khoảng cách giàu nghèo đã bắt đầu xuất hiện. Và cho đến hiện nay đã xuất hiện rất nhiều doanh nhân giàu có. Họ có tài sản hàng chục triệu USD, sống cuộc sống xa hoa, tiêu xài hoang phí, mua dâm cặp kè nhân tình, giết người vì lợi ích và hối lộ quan chức để trục lợi. Câu cửa miệng của họ là: Tiền có thể sai ma khiến quỷ, không có tiền thì không làm được gì cả! Và họ có thể kiểm soát thị trường chứng khoán và độc quyền thị trường, dẫn tới cổ phiếu chứng khoán ngày càng nhiều như hằng hà sa số bông tuyết. Còn người nghèo ư, hầu hết họ đều là những người nông dân lương thiện. Họ chăm chỉ làm việc , cần kiệm ngày này qua tháng nọ bất kể ngày đêm. Một năm làm việc chỉ đủ cơm ăn áo mặc chứ dư được bao đồng. Một người một mấu đất thì một năm có thể kiếm được bao nhiêu tiền chứ? Còn phải sử dụng phân bón giá trên trời, tiền công thì không có. Một người có thể kiếm được bao nhiêu tiền một mảnh đất mỗi năm? Chẳng phải những người ở thành phố cũng về nông thôn để làm trồng rau sao? Chẳng lẽ có hàng trăm mẫu đất mà không kiếm được bao nhiêu? Thu nhập một năm của nông dân còn không bằng tiền lương hằng tháng của công nhân, mà oan uổng hơn cả là họ còn được gán cho cái danh có tiền, còn công nhân là cái mác vô sản. Vì cùng đường kiệt lối họ đành bôn ba rời bỏ quê hương nhà cửa lên thành phố kiếm tiền phụ gia đình. Vì vậy, người giàu thì coi thường người nghèo, còn người nghèo thì muốn phất lên. Khi người nghèo không thể làm giàu bằng con đường hợp pháp, họ có thể không được trả lương hoặc bị ăn xén. Do đó một số ít trong họ đã ăn trộm hay phạm tội một chỉ để có được số tiền ít ỏi đó, vì vậy mà nhiều người đã liều lĩnh bước lên con đường hủy hoại tương lai của họ, phải trả giá đắt thậm chí là tính mạng của họ. nước ta có dân số đông nhưng tài nguyên lại hạn chế, chứ đừng nói đến việc thực hiện chủ nghĩa cộng sản hóa.
2. Tỉ lệ ly hôn ngày càng cao, gia đình đơn thân ngày càng nhiều.
Tâm hồn của những đứa trẻ của gia đình như vậy đã phải chịu tổn thương từ bé, hơn nữa vì là gia đình đơn thân, chúng thiếu đi tình yêu thương của cha hoặc của mẹ, thiếu đi sự quản lí hay giáo dục cho nên thường có xu hướng phạm tội khi lớn lên. Tội phạm thường thiếu khả năng tự chủ, mà tính cách thì sẽ di truyền và tạo thành một vòng luẩn quẩn ác tính, dễ khiến đời sau phạm tội. Sau đó ba hoặc mẹ tái hôn, thiếu đi sự quan tâm con đời trước, còn người kia thì vì không phải con mình nên cũng không để ý, mà những đứa trẻ đó cũng không chấp nhận được sự phê bình hay trách mắng của ba mẹ kế .Vì vậy, vì hạnh phúc của gia đình bạn và sự hòa hợp của xã hội, đừng kết hôn một cách mù quáng. Tôi nghĩ nhà nước nên thực hiện việc giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn, bao gồm cả giáo dục vợ chồng và giáo dục con cái.
3. Tái phạm tội ngày càng cao, chứng tỏ việc quản giáo phạm nhân không triệt để và thiếu sót.
Tội phạm tái phạm quá nhiều và ngày càng nghiêm trọng, nhiều tội phạm đã vào tù những hai ba lần. Bắt rồi thả, thả rồi bắt, có nhiều tên thì chỉ phạt chút đỉnh tiền mà thôi khiến chúng không chút sợ hãi, phạm pháp ngày càng mạnh dạn. Có một số tù nhân thậm chí còn kết bè kết phái ở tròng tù nữa. Nhà tù là gì? Nhiệm vụ quản giáo tù nhân là của ai. Nếu không thể quản giáo chúng tốt thì đừng nên thả ra. Nhưng xã hội cũng nên tạo cơ hội cho những phạm nhân kia làm lại cuộc đời, để họ lập công chuộc tội , đừng để họ ngựa quen đường cũ.
4. Cha mẹ có tố chất thấp, không dạy dỗ hết mình.
Cha mẹ là người thầy người cô đầu tiên của con cái, từ lời nói đến hành động đều ảnh hưởng tới con cái. Nếu cha mẹ không dạy dỗ con tốt thì sao con có thể nên người. Cha mẹ ích kỷ vì chính mình, không thể bao dung con cái, cha mẹ dùng bạo lực để đánh đập, mắng mỏ, trừng phạt con cái, khi con cái lớn lên lại tiếp tục áp dụng cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái của chúng, vòng luẩn quẩn này được truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều trẻ vị thành niên phạm tội cũng là do cha mẹ không dạy dỗ nên người. Bên cạnh đó giáo viên cũng quan trọng không kém, họ có sứ mệnh quan trọng là khiến mọi đứa trẻ được phát triển một cách lành mạnh. Khuyết điểm thì cần sửa chữa mà ưu điểm thì cần tuyên dương. Và nó không chỉ là về điểm số cao và thấp hay thành tích thế nào, mà còn là sự phát triển tổng thể. Nếu chỉ tập trung vào điểm số mà bỏ qua chất lượng giáo dục, thì công sức của các thầy cô chỉ là uổng phí. Nhiều sinh viên đại học đã phải tự tử, mọi người có đau lòng không? Cũng có một số người đã thành tài nhưng họ bước sang nước ngoài một đi không trở lại. Họ không mang còn quốc tịch nước ta nữa, mà trở thành công dân xứ khác.
5. Ảnh hưởng của văn hóa xã hội, các tác phẩm truyền hình và phim bạo lực và nghiện game online.
Những năm gần đây, các tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình bạo lực nối tiếp nhau ra đời, đặc biệt là những bộ phim hoạt hình ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ em. Không còn là những bộ phim thần thoại hay cổ tích nữa mà là những bộ truyện bộ phim vô nghĩa. Game online cũng là một kẻ giết người đối với học sinh tiểu học, tính tự chủ của những đứa trẻ thanh thiếu niên vẫn còn rất kém, một khi đã không thể tự kiềm chế được chính mình thì phụ huynh cũng bó tay bất lực.
6. Sự phát triển không đồng bộ về thể chất và tinh thần
Thể chất phát triển nhanh và tinh thần phát triển không kịp, kết quả là trong lòng tồn tại sự kiêu ngạo và lòng tự cũng như tâm hồn vô cùng dễ bị tổn thương, vì vậy hay sử dụng các biện pháp mang tính công kích để phóng đại cái tôi và bảo vệ sự tự trọng nhỏ bé.
7. Tò mò, bắt chước, thích mạo hiểm
Đó là một đặc điểm tâm lý bình thường đối với sự phát triển của con trẻ, nếu được hướng dẫn đúng cách có thể hình thành khả năng quan sát và óc sáng tạo, ngược lại sẽ gây ra những thiệt hại khôn lường.
8. Khả năng nhận thức hạn chế
Khi xung đột xảy ra, khả năng nhận thức không đủ để hiểu tình hình thực tế, thiếu tư duy lý trí, hành động dễ bị chi phối bởi những ham muốn bản năng và nguyên thủy, và những ham muốn đó chỉ nhằm để giải tỏa chứ không hề cân nhắc.
9. Mong muốn thể hiện bản thân mạnh mẽ
Có một học sinh cấp 3 đã từng nói với tôi rằng: “Bọn em chưa thể kiếm ra tiền. Học tập là cách duy nhất để tụi em chứng tỏ bản thân. Nhưng nếu không thể giành được chiến thắng trên con đường học tập đó, thì tụi em sẽ dùng cách chiến đấu, đánh nhau để thể hiện phẩm chất và bản sắc anh hùng.
10. Lòng đố kị và mong muốn trả thù quá mạnh mẽ
Tôi từng phỏng vấn một học sinh, người từng bị ức hiếp khi đi học, và vẫn luôn sống trong hận thù mong có ngày rửa hận, em ấy nói rằng: “Em muốn giết chết tất cả những người đã từng ức hiếp em, chặt đầu chúng, treo lên tường cao, mỗi ngày nhìn chằm chằm chúng rồi mắng chửi!” Vừa nói em vừa diễn tả chỉ chỏ trên tường lẫn ghế sô pha khiến tôi rợn người.
11. Áp lực xã hội và tính cạnh tranh
Mặc dù lớp trẻ ngày nay có điều kiện vật chất tốt hơn ngày xưa, nhưng đồng nghĩa áp lực cạnh tranh mà chúng phải đối mặt cũng lớn hơn. Thời đại ngày đó không có nhiều sự lựa chọn, và tất nhiên không có sự cạnh tranh và áp lực. Còn trẻ em ngày nay phải đối mặt với sự cạnh tranh, phải chứng tỏ năng lực của bản thân và đưa ra lựa chọn cuộc sống của chúng. Và một số lựa chọn rất tàn nhẫn, ví dụ, một kỳ thi lại là bước ngoặt cho cả một cuộc đời, và cũng vì điều này mà khiến những người trẻ tuổi căng thẳng và áp lực vô cùng.
Áp lực là một điều tốt và có thể thúc đẩy một người phát triển. Nhưng áp lực quá lớn lại ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, và cần phải giải tỏa các vấn đề tâm lý này. Nhưng vấn đề này lại bị chôn vùi dưới bóng hình của các kì thi. Và gia đình và trường học, chỉ quan tâm đến học lực của con trẻ và tin rằng chỉ cần các em học giỏi là mọi việc sẽ ổn ổn, vì vậy, thanh thiếu niên lẫn trẻ nhỏ đều được bảo bọc và cưng chiều quá mức, dẫn tới việc hình thành nên tính cách và nền tảng tâm lý mỏng manh yếu đuối, buông thả tùy hứng, luôn cho mình là trung tâm của thế giới. Khi có vấn đề xảy ra bậc phụ huynh hay giáo viên cũng không có ý thức trao đổi tìm hiểu một cách hiệu quả mà lại sử dụng phương pháp áp đặt ý kiến lên con trẻ. Khiến chúng khi ở nhà thì trông rất ngoan ngoãn còn ở ngoài thì thật sự không kiểm soát được.