TRUYỀN THỐNG TAKANAKUY – KHI “LUẬT PHÁP” BẰNG NẮM ĐẤM LÊN NGÔI…

by admin

Ngày 25/12 hàng năm, cư dân của tỉnh Chumbivilcas ở Peru lại cùng nhau tụ họp và tổ chức lễ hội “Takanakuy”, tiếng Quechua nghĩa là “when the blood is boiling” (tạm dịch: khi dòng máu đang sôi). Đây là lễ kỷ niệm cổ xưa và được kế thừa từ nền văn hóa Chanka tiền Tây Ban Nha lâu đời.

Theo truyền thống, vào mỗi sáng sớm của lễ Giáng Sinh, người dân trong làng sẽ giao đấu tay đôi để giải quyết mối hận thù trong năm – từ tranh chấp tài sản đến những bất đồng trong gia đình. Đàn ông, phụ nữ đến trẻ em đều có thể tham gia Takanakuy. Ở mỗi trận đấu, trọng tài sẽ sử dụng roi mây để bảo đảm khoảng cách của khán giả vây quanh vì người xem dần thu hẹp lại khi trận đấu tiến vào cao độ.

Trận đấu kết thúc khi một người nằm xuống mặt đất, trọng tài cũng có thể thông báo dừng trận sớm hơn nếu cần thiết. Những nhà vô địch sẽ nhận được danh hiệu danh dự trong suốt vài năm tới, minh chứng cho lòng dũng cảm và chiến thắng vẻ vang của họ.

Takanakuy luôn kết thúc bằng một cái bắt tay làm hoà giữa hai bên. Tiếp nối niềm vui sau cùng, dân làng sẽ cùng nhau nâng ly để vơi đi nỗi đau thể chất, vá lại vết thương tinh thần và bắt đầu một năm mới suôn sẻ với nhiều biến chuyển tích cực hơn.

Source: America Quarterly

You may also like

Leave a Comment