Không đâu trên đất nước Việt Nam có một lễ cúng âm hồn (còn gọi là cúng cô hồn) quy mô lớn như ở Huế. Khắp nơi từ các miếu, đàn, chùa cho đến từng nhà dân. Người người bày tỏ lòng biết, ơn, thương cảm đến hàng ngàn chiến sỹ, nhân dân hy sinh vì biến cố của dân tộc.
Đó là biến cố xảy ra vào ngày 23.5 năm Ất Dậu (1885), thực dân Pháp tàn sát hàng ngàn người dân Thành Nội Huế sau cuộc chống trả bất thành của Tôn Thất Thuyết và quân đội nhà Nguyễn. Hàng chục ngàn quân, dân đã ngã xuống, không nhà nào không có người hy sinh, một vết đen, một bi kịch tang thương trong lịch sử dân tộc.
Dù đã qua bao biến động thăng trầm, nhưng người Huế hàng năm đều không bao giờ quên đi ngày giỗ đau thương này, gia đình nào cũng cung kính lễ bái. Ngày Thất thủ Kinh đô 23 tháng Năm” được người Huế xem 1 ngày “kỵ chung, ngày giỗ của kinh thành, kéo dài cả vài ba tuần lễ. Nhạc cúng lễ vàng động khắp nơi, hương trầm nghi ngút tòa ca đêm lẫn ngày. Ban đêm các thời cúng của từng gia đình được đặt trước mặt nhà, hương đèn được đặt sẵn.
Người cúng tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, và chết lạnh, dưới ao, hồ, sông suối trong rạng ngày 23 tháng 5.
Theo truyền thống, ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 tháng 5 đến 30 thực 1 tháng 5.
Lễ cúng âm hồn 23.5 là một mỹ tục được duy trì từ hơn 100 năm trước đến nay, thắm đượm tình dân tộc, thể hiện rõ đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Tư liệu theo sách 100 bí mật kinh đô Huế
Nguồn ảnh: VnExpress