Ai là nhà phát minh hay nhà khoa học vĩ đại đến từ Đông Nam Á mà nhiều người chưa bao giờ nghe đến?

by admin

Trả lời bởi Andrew Dang

_______________

Giáo sư Hoàng Tụy (1927 – 2019), một nhà toán học ứng dụng nổi tiếng người Việt, cha đẻ của khái niệm “Tối ưu toàn cục/Global Optimization” [1][2]

Giáo sư Hoàng Tụy sinh năm 1927 tại tỉnh Quảng Nam (Việt Nam), là con trai trong một gia đình Việt Nam mà nhiều thành viên là danh nhân và quan lại dưới triều nhà Nguyễn.Vào tuổi 20, ông là sinh viên khoa Toán tại Đại học Hà Nội. Tuy nhiên, Chiến tranh chống Pháp ở Việt Nam đã gián đoạn việc học của ông. Từ năm 1946 – năm 1954, ông tham gia vào Mặt trận chống Pháp như một chiến binh và đồng thời cũng là một giáo viên dạy Toán.

Sau khi quân Pháp thua trận vào năm 1954, Hoàng Tụy được Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gửi sang học chuyên ngành Toán học tại Xô Viết, ở đây ông đã sớm hoàn thành và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ của mình vào năm 1959, nhờ vào sự dẫn dắt của Giáo sư Dmitry Menshov và Giáo sư Georgiy Shilov, hai chuyên gia người Nga trong lĩnh vực Giải tích hàm (functional analysis) [3][4]. Năm 1960, Hoàng Tụy công bố nghiên cứu đầu tiên của mình với tựa đề The “universal primitive” of J. Markusiewicz, được xuất bản bởi Tạp chí Toán học Nga Izvestiya Rossiiskoi Akademii Nauk. Năm 1971, ông tiếp tục có công bố nghiên cứu nổi tiếng của ông là “Almost affine functions” [5].

Vào giữa thập niên 60, sau khi gặp gỡ Leonid Kantorovich (1912 – 1986), một nhà toán học nổi tiếng của Xô Viết, người mà sau này nhận được giải Nobel Kinh tế vào năm 1975 [6], Hoàng Tụy vô cùng ấn tượng với các lý thuyết “tối ưu hóa” và “xấp xỉ” của Kantorovich. Kể từ đó, các công trình nghiên cứu toán học của ông phần lớn tập trung vào lý thuyết “tối ưu hóa”. Với phát minh “Lát cắt Tụy” vào năm 1964, không còn nghi ngờ gì nữa, ông trở thành cha đẻ của khái niệm “Tối ưu toàn cục” hay “Global Optimization” [9].

Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, mặc dù ở thời điểm đó Miền Bắc Việt Nam là kẻ thù của Mỹ, các lực lượng vũ trang Mỹ cũng công nhận “Lát cắt Tụy” và những ứng dụng của nó trong các bài toán tối ưu hóa, có thể được mô tả ngắn gọn như sau:

“Nói chung, phần cắt của Tuy thường được xác định bởi một siêu phẳng đi qua các điểm cuối của nửa đường mở rộng phát ra từ cực tiểu địa phương hiện tại với giá trị tương ứng của f(x) tại các điểm cuối này bằng f (£).” (Naval Research Logistics Quarterly, Vol. 20, No. 1, March 1973, p. 553)

“Informally, Tuy’s cut is generally defined by a hyperplane passing through the end points of the extended halflines emanating from the current local minimum such that the associated values of f(x) at these end points is equal to f(£).” (Naval Research Logistics Quarterly, Vol. 20, No. 1, March 1973, p. 553)

Trong những năm 80, Hoàng Tụy tiếp tục cống hiến hai bài báo nghiên cứu quan trọng “Solving the linear complementarity problem through concave programming/Giải bài toán bổ sung tuyến tính thông qua quy hoạch lõm (1983)” và“Conical algorithms for solving a concave programming problem and some generalizations/Các thuật toán hình nón để giải bài toán quy hoạch lõm và một số mở rộng (1988)”

Kể từ năm 1990, Nhà xuất bản Springer – Nhà xuất bản quốc tế về Khoa học và Công nghệ ( International Publisher of Science and Technology) bắt đầu xuất bản một chuỗi bài về các nghiên cứu của Hoàng Tụy và Reiner Horst trong lĩnh vực “Tối ưu toàn cục/Global Optimization” dưới tên gọi “Global Optimization: Deterministic Approaches”. Cuốn sách này sau đó đã trở thành “Kinh Thánh” cho bất kỳ ai học về “Tối ưu toàn cục”.

Giáo sư Hoàng Tụy qua đời vào ngày 14 tháng 7 năm 2019. Tang lễ của ông được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, với sự có mặt của nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và các chính khách.

Theo: 光賢

You may also like

Leave a Comment