RED BOOTS – MSCHF, MỘT TRƯỜNG HỢP KHÁC CỦA “SUPREME”?

by admin

Độ hot gần đây của đôi “Big Red Boots” trên các mạng truyền thông cũng như chia sẻ của nhiều bạn là không thể phủ nhận. Có thể nhiều người sẽ kêu giống một đôi ủng đỏ thông thường hay mình đọc nhiều trên các kênh khác là Mario, nhưng hẳn với nhiều người là fan của “God of Manga” Osamu Tezuka thì nhận ra đây chính là đôi giày biểu trương của “Mighty Atom” (Tetsuwan Atom) hay với cái tên phổ biến hơn là “Astro Boy”. Trong các tác phẩm của Osamu Tezuka thứ mà mình thích nhất ngoài nét vẽ đó là những hiện thực của xã hội, những bản chất của con người đầy nghiệt ngã. Bức tranh của Osamu Tezuka vẽ ra đan xen giữa những điều lẫn lộn giữa sáng và tối, giữa những điều tích cực và tiêu cực. Trong những nơi tối tăm nhất thì vẫn có những tia sáng hi vọng, giữa những nơi tưởng chừng là đẹp đẽ nhất thì lại ẩn chứa nhiều điều đáng kinh hoàng nhất. Đó là lí do vì sao mình mê những Black Jack, Tetsuwan Atom, Hi no tori. Sorry mọi người vì mình là fan của cụ nên nói nhiều và nó không liên quan lắm tới bài viết đôi Big Red Boots của MSCHF.

Đối với một số người thì MSCHF có thể là một cái tên xa lạ, nhưng nếu nhắc tới sự kiện liên quan tới 1 người trẻ vô cùng nổi tiếng tại thời điểm hiện tại là Lil Nas X. Chắc hẳn các bạn còn nhớ tới đôi giày gây tranh cãi Airmax 97 mang tên “Satan Shoes” – một phiên bản knockoff và trong đôi giày đó có một giọt máu người. Đúng vậy, đôi giày tạo ra một cơn bão trên mạng xã hội – có người cảm thấy thú vị, có người càng thấy sợ hãi nhưng nói gì thì nói Lil Nas X vẫn nổi tiếng, Nike vẫn kiện MSCHF và tất nhiên – thương hiệu này ngày càng được nhiều người biết tới.

MSCHF là một startup business gần như không có cấu trúc tiêu biểu, không có tiêu chuẩn và thât đúng với cái tên “MSCHF -Mischief: những kẻ nghịch ngợm đến ngỗ ngược”. MSCHF không phải là một brand sản xuất đơn thuần mà có thể được xem là kẻ “tận dụng” Internet, meme, media để khai thác sự tò mò, tâm lý khám phá của thị trường để make it loud, make it fun bất chấp thông điệp đưa ra được hiểu như thế nào đi chăng nữa – dù là tích cực hay tiêu cực. Các sản phẩm mà MSCHF tung ra nhiều khi chúng ta không biết nó là “ngớ ngẩn” hay “Sáng tạo” đi chăng nữa vì nó tận dụng nền tảng có sẵn trên toàn bộ Internet, trên toàn bộ những gì sẵn có ứng dụng vào đánh vào điểm shock. Cũng chẳng lạ gì khi người sáng lập ra brand MSCHF này là Gabriel Whaley, một “gã” điên từng làm tất cả mọi thứ để viral – kinh doanh trên mạng xã hội. Từng có thời gian ngắn làm việc tại BuzzFeed (mà các bạn biết trang này rồi chứ gì – người ta hay nói là Báo lá cải ấy, tin gì cũng đưa/ giật title – clickbait – khai thác đời tư của người nổi tiếng) nên rõ ràng là Gabriel biết social media cần làm gì để khiến người ta quan tâm tới. Thậm chí khi thành lập công ty MSCHF, Gabriel còn chẳng quan tâm tới việc trở thành 1 brand chuẩn chỉnh – gã suy nghĩ rằng những thứ tiêu chuẩn đó sẽ ngăn cản những gì mà mình muốn làm. Thứ mà MSCHF hướng tới đó là tạo ra những thứ mà thế giới không thể nào nghĩ ra hay định nghĩa được. Về tính lâu dài của thương hiệu thì Gabriel còn chẳng quan tâm nữa dẫu biết rằng đó là điều cần thiết để duy trì – thứ mà MSCHF quan tâm nhất đó là khiến người khác phải biết rằng MSCHF là gì? Bất kể sự quan tâm đó là ủng hộ hay phẫn nộ.

“If we can make people a fan of the brand and not the product, we can do whatever the F*ck we want” “We built what we want. We don’t care” – Nếu chúng tôi làm người ta trở thành fan của thương hiệu chứ không phải sản phẩm, chúng tôi có thể làm con mẹ gì mà chúng tôi muốn. Chúng tôi xây dựng những thứ chúng tôi muốn – còn những thứ khác ư? Chúng tôi đếch quan tâm”.

Nghe thật sự vô lí đúng không? Nhưng nó lại vô cùng hợp lí tại thời điểm này – thời điểm mà chúng ta yêu thích những thứ mà không xác định được đó là “Xàm l” hay là “Sáng tạo” nữa. Internet mang tới những cơ hội trước giờ cho những thứ đó lên ngôi và kiếm tiền – từ Youtube, Facebook, Instagram và giờ là Tiktok. Nhưng bản chất của tất cả mọi thứ phải có 1 cái “Unique Selling Point” – 1 điểm mới lạ khiến thế giới shock, khiến họ nói về nó – chia sẻ nó – quan tâm nó. Nghĩa là “Giá trị về nội dung” mang tới cho thị trường. Còn nếu nội dung quá bình thường thì chúng ta sẽ bị “nuốt chửng” trong cơn bão cạnh tranh.

Mà thực ra, công thức của MSCHF chúng ta đã thấy đầy rẫy trong giới thời trang đường phố hay cả những thương hiệu sang trọng – những nơi luôn được ca tụng là “Nghệ thuật được tôn vinh”. Nhưng hãy nhìn xem, cái cách mà Supreme từng gầy dựng đế chế cũng dựa trên tạo nên nhận diện thương hiệu trên mọi thứ – kể cả là cục gạch với logo Supreme với giá $200. Hay với Jacquemus với những chiếc túi nhỏ xíu còn chẳng đựng nổi một chiếc điện thoại và Balenciaga – trash bag, destroyed sneaker… Tất cả mọi thứ đều xoay quanh việc “Khai thác Internet. Khai thác Digital Media” để đúng như thứ mà Gabriel đã nói ở trên.

Với việc xuất hiện cùng Sarah Snyder và người ta ấn tượng bởi 1 đôi boot màu đỏ rực đúc nguyên khối – cơn bão truyền thông nổ ra. Và tất nhiên, với sự liên kết với Astro Boy – nó trở thành chủ đề bàn tán của tất cả mạng truyền thông, của mọi người. Và MSCHF lại thành công một lần nữa, nhưng độ điên này còn diễn tới bao lâu nữa.

You may also like

Leave a Comment